Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Agribank – “Bệ đỡ” đưa “Tam nông” phát triển

Thứ ba - 16/12/2014 05:57
Trong những ngày đầu tháng 12 cuối năm này, chúng tôi có dịp cùng đoàn báo chí Trung ương và địa phương làm việc tại Thanh Hóa. Thông qua các buổi làm việc, tiếp xúc với lãnh đạo các ban ngành của tỉnh, được thăm quan các mô hình kinh tế làm giàu đi lên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao tại mảnh đất xứ Thanh này, Agribank đóng vai trò là “bệ đỡ” vững chắc đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển, giúp người dân nơi đây có điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng ngay trên quê hương của mình.
“Bệ đỡ” đưa “Tam nông” và kinh tế địa phương phát triển

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn với 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung bộ của đất nước, đóng vai trò là cửa ngõ nối liền với Bắc bộ và Trung bộ, với dân số trên 3,6 triệu người, trong đó khoảng 2,1 triệu người trong độ tuổi lao động, chủ yếu lực lượng lao động tập trung tại các vùng nông thôn, miền núi, sản xuất chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, tập trung tại các trang trại, gia trại và một số khu công nghiệp. Đây là địa bàn tập trung 27 tổ chức tín dụng hoạt động. Mặc dù chịu sức ép cạnh tranh, Agribank Thanh Hóa vẫn khẳng định được vị thế của Ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới, đội ngũ nhân viên, cơ sở khách hàng…
 

Từ vốn vay của Agribank Thanh Hóa, Công ty CP Nông sản Phú Gia sản xuất kinh doanh hiệu quả và thường xuyên giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động địa phương

Hoạt động tại địa phương có lực lượng lao động dồi dào, phong phú về tài nguyên rừng và biển, trên cơ sở bám sát các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, thông qua triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, Agribank Thanh Hóa đã, đang và tiếp tục phát huy hiệu quả đồng vốn của mình trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn.
 
Đến 31/10/2014, Agribank Thanh Hóa có tổng nguồn vốn đạt 14.677 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng 88%; tổng dư nợ 15.676 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,6%, cao hơn mức tăng bình quân của cả ngành Ngân hàng, trong đó dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn đạt 13.741 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 88%/tổng dư nợ, riêng cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ đạt 7.293 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,5%/tổng dư nợ. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank Thanh Hóa đã phối hợp với phần lớn các huyện trên toàn tỉnh triển khai chủ trương vay vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, kết quả đem lại từ nguồn vốn của Agribank, nhiều địa phương tỉnh Thanh Hóa đã và đang xây dựng thành công nông thôn mới, đáp ứng ngày càng nhiều các tiêu chí mà chương trình đưa ra…
 
Nguồn vốn của Agribank đã giúp Thanh Hóa thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng vay vốn, giải quyết việc làm cho rất nhiều người dân địa phương. Từ vay vốn của Agribank và có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường, Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản, chăn nuôi công nghiệp giải quyết việc làm thường xuyên cho 300 lao động, Công ty Cổ phần Thần Nông chuyên sản xuất, cung cấp phân bón giải quyết việc làm cho trên 100 lao động. Các hộ gia đình như gia đình bác Trần Văn Xô (Cảng cá Lạch Bạng, xã Xuân Hòa, huyện Tĩnh Gia) chuyên về dịch vụ hậu cần nghề cá, gia đình bác Nguyễn Xuân Phú (thôn Phong Lạc 1, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân) chuyên về nuôi lợn thịt, gia đình anh Phạm Đình Hiệu (phố Neo, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân) chuyên về xay xát lúa gạo... và rất nhiều khách hàng truyền thống khác của Agribank Thanh Hóa thường xuyên giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa bàn…
 

Nhờ đồng vốn của Agribank, người dân ven biển Thanh Hóa có điều kiện phát triển 
dịch vụ hậu cần nghề cá
 
Đồng vốn của Agribank góp phần giúp Thanh Hóa phát huy tiềm năng kinh tế biển, kinh tế đồi rừng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, các vùng kinh tế, khu công nghiệp như Nghi Sơn, Lễ Môn, Lam Sơn, Thạch Thành, Bỉm Sơn… Mặt khác, thông qua khơi thông nguồn vốn về nông nghiệp, nông thôn, người dân được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng kịp thời khi họ cần, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) với Agribank trong cho vay thông qua tổ vay vốn, góp phần làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân, tạo nên sự gắn kết thực sự giữa các thành viên hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng làm giàu từ sản xuất kinh doanh, hạn chế được tình trạng tín dụng đen và các tệ nạn khác trên địa bàn nông thôn…

Đi đầu phát huy trách nhiệm xã hội với cộng đồng

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Thanh Hóa được lãnh đạo Đảng, chính quyền, người dân địa phương ghi nhận là doanh nghiệp đi đầu trong phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng thông qua dành kinh phí hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, giúp đỡ ủng hộ người nghèo, các đối tượng chính sách. Nhiều chương trình, hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện an sinh xã hội tại địa phương đều có sự chung sức của Agribank. Từ năm 2011 đến nay, Agribank Thanh Hóa đã thực hiện tài trợ xây dựng 12 công trình an sinh xã hội gồm Trạm y tế, Trường mầm non, Trường THCS với kinh phí trên 42,8 tỷ đồng. Nhiều công trình an sinh xã hội tại xã Hoàng Ngọc, Hoằng Trung, Hoằng Hóa; Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc; Bãi Trành, Như Xuân; Định Công, Yên Định; Yên Thọ, Như Thanh và tại các huyện miền núi, trung du, ven biển khác do Agribank Thanh Hóa đầu tư kinh phí đã phát huy hiệu quả thiết thực khi được đưa vào sử dụng.
 

Trạm y tế xã Xuân Hòa (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) - tiêu chí quan trọng của Nông thôn mới- được xây dựng từ kinh phí ủng hộ của Agribank Thanh Hóa

Quan tâm và triển khai các hoạt động an sinh xã hội, Agribank Thanh Hóa nối tiếp truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, được Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, trao tặng nhiều bằng khen vì có những đóng góp quan trọng trong hoạt động từ thiện và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo: agribank.com.vn
 Tags: thanh hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay61,804
  • Tháng hiện tại892,531
  • Tổng lượt truy cập92,066,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây