Học tập đạo đức HCM

Thay lời nói bằng hành động cụ thể

Chủ nhật - 25/05/2014 04:04
Những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên Thủ đô hăng say làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Điều đó không chỉ khẳng định khát vọng làm giàu chính đáng của các bạn trẻ, góp phần tăng trưởng kinh tế Thủ đô mà còn thiết thực xây dựng nông thôn mới.
Dám nghĩ, dám làm

Nhắc đến các mô hình làm kinh tế giỏi phải kể đến mô hình trồng nấm của anh Lại Văn Hưng (huyện Sóc Sơn), mỗi năm lợi nhuận đạt 700 triệu đồng, tạo việc làm cho 25 lao động là đoàn viên thanh niên và trang trại chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Sỹ Luận (huyện Mỹ Đức) có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, còn có mô hình trồng rừng của anh Lê Nguyên Hoàng (huyện Thạch Thất) đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm; hoặc xưởng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của anh Nguyễn Minh Lộc ở huyện Ứng Hòa có doanh thu hằng năm 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 40 lao động với mức lương ổn định 3 triệu đồng/tháng. Tương tự, trong số mô hình thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi, xây dựng nông thôn mới được Thành đoàn Hà Nội tuyên dương mới đây còn có anh Nguyễn Văn Biên (Quốc Oai) với trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Hiện nay, hằng năm mô hình đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 14 lao động trẻ…
 
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới tại Ba Vì.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới tại Ba Vì.

Với ưu thế trẻ tuổi, có năng lực, năng động, dám nghĩ, dám làm, thanh niên hiện đang tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ngày càng nhiều người trẻ biết phát huy những kiến thức, kinh nghiệm của gia đình, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho gia đình và xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp đã và đang khẳng định sức hấp dẫn với các bạn trẻ. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã có trên 2.000 mô hình kinh tế trang trại thanh niên. Đặc biệt, nhiều đoàn viên thanh niên đã mạnh dạn đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng, đa dạng hóa mẫu mã, tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống. Từ đó, xuất hiện những nghệ nhân, người thợ thủ công có tay nghề giỏi được vinh danh.

Anh Bùi Ngọc Kiên, Phó Bí thư Đoàn xã Ba Trại, huyện Ba Vì (gương người trẻ tiêu biểu làm kinh tế giỏi) chia sẻ, với tinh thần xung kích, trách nhiệm, anh và các đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đặt mục tiêu làm kinh tế giỏi gắn với lợi ích cộng đồng. Từ suy nghĩ đó, huyện có nhiều mô hình kinh tế thanh niên đã tuyển dụng những công nhân là người khuyết tật, yếu thế, những thanh niên mắc tệ nạn xã hội qua đó tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng, sống có ích.

Hỗ trợ từ tổ chức Đoàn

Để khích lệ tinh thần các bạn trẻ, thúc đẩy sự phát triển các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, định kỳ hai năm, Festival thanh niên nông thôn được tổ chức nhằm trưng bày, giới thiệu quảng bá những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi; sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời, tổ chức tôn vinh những gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi. Qua hai lần tổ chức Festival, đã có 175 mô hình, gương thanh niên được tuyên dương, động viên khen thưởng. Bên cạnh đó, hằng năm, Thành đoàn tổ chức hội thi Bàn tay vàng các làng nghề truyền thống nhằm biểu dương, tôn vinh đoàn viên thanh niên có tay nghề giỏi, duy trì, bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống. Không chỉ hăng say tìm tòi, học tập, sáng tạo trong phát triển kinh tế, những năm gần đây, ngày càng nhiều thanh niên tham gia vào sự phát triển của địa phương và nhiều người đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đáng mừng là, những tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi của Thủ đô Hà Nội nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn tổ chức ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, so với thực tế, số thanh niên làm kinh tế giỏi còn khiêm tốn. Thiết nghĩ, ngoài sự cố gắng, phấn đấu của người trẻ, các cấp bộ đoàn cần có thêm nhiều hoạt động như triển lãm sản phẩm làng nghề, hội chợ kích cầu, đưa hàng hóa là sản phẩm từ thanh niên làm ra đến người tiêu dùng nhiều hơn. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn, có kiến thức phát triển kinh tế, giúp họ thực hiện ước mơ làm giàu cho bản thân và xã hội.
 
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Thị Ngà: Tính đến nay, số vốn vay của thành phố giao Đoàn thanh niên quản lý là 15 tỷ đồng. Với số vốn này, Đoàn giải ngân cho trên 200 lượt dự án phát triển kinh tế của thanh niên, tạo việc làm mới, ổn định cho trên 2.000 lao động và hàng nghìn lao động thời vụ khác. Các dự án đều đang hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, Thành đoàn chỉ đạo thành lập được hơn 530 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ và các tổ nhóm thanh niên giúp nhau làm kinh tế, tạo diễn đàn cho thanh niên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.
Linh Nhi
Nguồn: hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay21,337
  • Tháng hiện tại199,904
  • Tổng lượt truy cập90,263,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây