Học tập đạo đức HCM

Thông điệp của tương lai

Chủ nhật - 25/08/2013 22:43
Xây dựng một Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân là một bước đi độc đáo của tỉnh Vĩnh Phúc.

>> Sáng tạo trên quê hương khoán hộ

Bán lược cho sư

Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề, cung cấp thông tin và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân. Giai đoạn 2007-2010, tỉnh đặt mục tiêu mở 2.000 lớp nâng cao kiến thức cho 200.000 nông dân. Mở 3.000 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho 90.000 nông dân. Đồng thời thiết lập hệ thống thông tin từ Bộ NN-PTNT đến tỉnh, huyện, điểm tư vấn xã.

Năm 2011, Hội đồng Nhân dân tỉnh tiếp tục có Nghị quyết về chính sách hỗ trợ chi phí học tập giai đoạn 2012-2015: Cao đẳng nghề được 400.000 đồng/tháng; trung cấp nghề được 350.000 đồng/tháng; bổ túc văn hóa + nghề mức 350.000 đồng/tháng; học nghề trình độ sơ cấp 500.000 đồng/tháng; học nghề ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nghề 25.000 đồng/ngày.

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng chia chương trình đào tạo nghề thành hai mảng riêng biệt: một phần đào tạo nghề và phần bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Trong đó, phần bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân chính là nét độc đáo, khác biệt và chỉ có ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 5/2007, Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân chính thức được thành lập với mục tiêu làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Các lớp học do Trung tâm tổ chức sẽ không giảng dạy theo kiểu “cầm tay, chỉ việc” mà nhiệm vụ của giáo viên phải trang bị cho người nông dân những khái niệm về kinh tế thị trường, phân biệt để lựa chọn những “cơ hội” đầu tư hiệu quả…


Nông dân Nguyễn Văn Khải khoe "con trâu" sắt đã giúp ông nuôi con học đại học

Theo ông Đường Văn Toán, Giám đốc Trung tâm, xưa nay người nông dân trong tỉnh thường chỉ biết sản xuất chứ chưa biết kinh doanh nên thường chịu thua thiệt, họ thiếu kĩ năng mặc cả, thiếu tư duy kinh tế nên bị ép giá, vì vậy giáo trình do Trung tâm soạn thảo sẽ tập trung trang bị cho người nông dân những kiến thức đang còn thiếu khuyết.

Tất nhiên, để những nông dân đang rối bời với cơm - áo - gạo - tiền có thể ngồi tĩnh tâm tiếp thu kiến thức đòi hỏi giáo viên dày dặn kinh nghiệm, đưa ra được những dẫn chứng thật sự thuyết phục, gần gũi với thực tiễn.

Như bài học “rửa lá ngô” chẳng hạn, để cây ngô sinh trưởng tốt một cán bộ nông nghiệp có thể hướng dẫn nông dân rửa sạch lá ngô nhưng dưới góc nhìn kinh tế thì hành động rửa lá ngô sẽ khiến cho người nông dân suốt đời bần hàn. Quá trình lao động sản xuất, người nông dân sẽ gặp rất nhiều trường hợp tương tự, điều quan trọng là phải biết cân nhắc bỏ đi những thói quen sản xuất không hiệu quả.

Lĩnh vực thị trường, người nông dân cũng được trang bị những bài học bổ ích mà rất ấn tượng, dễ nhớ như: “Làm thế nào để bán cho nhà sư 1.000 cái lược?”. Lý thuyết cả hai bên cùng thắng: “win to win”…

Giáo trình của Trung tâm bồi dưỡng liên tục cập nhật theo các chủ đề thời sự nóng hổi đang được quan tâm. Ví dụ: Nhà nước có chia lại đất nông nghiệp hay không? Thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Việc chuyển đổi đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như thế nào? Hay NTM là gì? Người dân được hưởng lợi gì từ Chương trình NTM?

 

Và điều động viên tập thể cán bộ giáo viên của Trung tâm là lớp học nào cũng đông nghịt bà con đến nghe giảng, có những lớp người dân ngồi tràn cả ra ngoài cho thấy thông điệp mà giáo viên đang chuyển tải hết sức có ý nghĩa đối với họ. Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã mở được 2.700 lớp, mỗi lớp 100 người tức là đã có tới 270.000 lượt người đến nghe giảng.

 

Qua lớp đào tạo, học viên sẽ tự giải đáp được những băn khoăn bấy lâu nay của gia đình, của bản thân thậm chí còn có thể vận dụng theo chính sách hỗ trợ đang thực hiện tại địa phương để đầu tư sản xuất.

Bởi một trong những lý do mà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho thành lập Trung tâm là vì “Người nông dân không thể hiểu thế nào là nền nông nghiệp ven đô, nhiệm vụ của chúng ta là phải trang bị cho họ kiến thức ấy, để họ tự định hướng sản xuất cho đúng”, ông Toán nói.

Tuy nhiên, khi mới thành lập trung tâm cũng có nhiều ý kiến trái chiều, người ta e ngại về hiệu quả của chương trình. Làm sao có thể đánh giá được chất lượng kiến thức của người nông dân được nâng lên bao nhiêu qua các lớp học?

Vun vén ước mơ

Ngoài những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về chính sách… còn một thông điệp quan trọng mà trong bất cứ lớp học nào các giáo viên cũng có trách nhiệm phải chuyển tải: “Hãy thay trâu cày bằng máy tính”.

Ông Nguyễn Văn Khải ở thôn Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc là một trong những học viên thấm nhuần bài học này. Năm 2007, ông đăng kí lớp học đầu tiên tổ chức tại trụ sở UBND xã, đúng lúc con gái đầu lòng của ông chuẩn bị nhập học Cao đẳng Kinh tế.

Nhà nghèo, ông không biết chạy tiền ở đâu để lo học phí, chỗ ăn ở cho con tận ngoài TP Vĩnh Yên. Cái khó bó cái khôn, đã có lúc ông nghĩ con gái thì lấy chồng, học hành làm gì nhiều. Nhưng bài giảng của cán bộ đã khiến ông có thêm nghị lực, bằng mọi giá phải cho con đi học.

Con gái đầu chưa ra trường thì cậu con trai thứ hai lại đỗ Đại học Hàng hải ở tận Hải Phòng. Lần này thì ông rất vui vì gia đình có người họ hàng làm ở Vinashin, hồi ấy lương tới vài chục triệu. Bằng tất cả hy vọng con cái được đổi đời, ông lại tất tả tìm mọi cách xoay tiền. Khoản vay ngân hàng theo chính sách học sinh sinh viên, cũng chỉ đủ học phí mà mỗi tháng ít nhất phải gửi thêm cho con 2 triệu.

Sức ép tiền bạc khiến vợ chồng ông Khải quay như chong chóng nhưng cuộc sống cũng hoạt bát hẳn lên. Vợ lao vào buôn bán thu gom sắt vụn còn ông tập trung chăn nuôi lợn, bò và cũng phải mò mẫm tìm hiểu lựa chọn xem nên nuôi giống nào, mua giống ở đâu thì tốt…

Qua lớp học ông Khải còn được phổ biến chính sách cho vay ưu đãi mua máy sản xuất nông nghiệp, thế là ông mạnh dạn vay vốn và về tận Viện Cơ điện Nông nghiệp để mua máy làm đất giá 35 triệu đồng. Vào vụ, máy làm đất của ông Khải cứ làm giúp bà con trong xóm lấy công 100 ngàn/sào mỗi ngày làm khoảng 2 mẫu thì cũng gọi là kiếm tiền triệu.

Giờ thì cả hai người con của ông Khải đã tốt nghiệp. Cô con gái lập gia đình và đang làm việc ở ngoài TP Vĩnh Yên, cậu con trai vừa ra trường cũng ở lại làm việc tại Hải Phòng với mức lương khởi điểm 5 triệu đồng/tháng.

Hiện gia đình ông Khải vẫn chưa thanh toán được dứt điểm những khoản vay Ngân hàng chính sách nhưng nhìn lại quá trình lao động 6 năm qua của hai vợ chồng, thành quả đạt được chính là tấm bằng tốt nghiệp của hai đứa con ông. Chắc chắn rằng thay vì con trâu, đời con ông, cháu ông sẽ gắn với chiếc máy tính.

Nam Phương
Nguồn nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay50,071
  • Tháng hiện tại243,756
  • Tổng lượt truy cập87,598,826
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây