Học tập đạo đức HCM

Việt kiều tìm cách đầu tư nông nghiệp sạch

Thứ hai - 23/10/2017 08:56
Nhiều DN Việt kiều đã chuyển hướng phát triển các dự án công nghệ cao, đặc biệt có những dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Nhiều dự án tiềm năng cần hỗ trợ

Chia sẻ tại hội nghị “Kiều bào góp ý với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” được tổ chức tuần qua tại TP.HCM, ông Tony Lâm - Việt kiều Mỹ, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp và công nghệ cao U.S Farm cho biết, hiện công ty của ông đang ấp ủ xây dựng dự án công viên thảo dược chuyên về nấm thuốc, nấm sạch với quy mô từ 5-10 ha tại TP.HCM.

Ảnh minh họa

Theo tính toán của DN việc phát triển, dự án này hoàn toàn khả thi vì các loại nấm mà công ty thử nghiệm đều thích hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, sinh trưởng và cho chất lượng dược tính vào loại tốt nhất thế giới. Chỉ cần DN đầu tư vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến tập trung, quy mô công nghiệp là có thể xây dựng thương hiệu nấm Việt trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Lâm để đầu tư được dự án này công ty của ông cần sự hỗ trợ từ nhiều sở, ngành. Bởi hiện nay việc thuê mướn đất nông nghiệp dài hạn tại TP.HCM không dễ dàng và khá tốn kém chi phí do quỹ đất không nhiều, nhà đầu tư phải thuê gom từng mảnh nhỏ. Chưa kể rằng DN sẽ phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu các máy móc công nghệ cao phục vụ dự án, trong khi đó để được hưởng những ưu đãi thì phải đáp ứng các điều kiện rất khó khăn.

Tương tự, ông Peter Hồng - kiều bào Australia, Chủ tịch CTCP Việt Úc cho biết, từ năm 2016, DN của ông đã đầu tư mô hình trồng rau sạch thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Kết quả ghi nhận tại mô hình ở quận 2, TP.HCM cho thấy mức đầu tư cho 1 ha chỉ khoảng 8,5 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu đầu tư mô hình tương tự tại Israel, Thái Lan, Nhật Bản sẽ khoảng 18 - 40 tỷ đồng. Sắp tới Việt Úc dự kiến sẽ phối hợp với một số khu công nghiệp để trồng khoảng 5ha theo mô hình này, đồng thời phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM trồng 3 ha để cung cấp cho công nhân và sinh viên. Tuy nhiên, để làm được những dự định này, DN rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tiến hành các thủ tục thuê mướn quỹ đất, hưởng những ưu đãi đầu tư.

Tận dụng lợi thế kinh nghiệm

Không chỉ các lĩnh vực cây dược liệu và rau sạch như các trường hợp dẫn chứng ở trên, nhiều doanh nhân kiều bào cho rằng TP.HCM là nơi lý tưởng để đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó các dự án về phát triển cây con giống, phát triển ngành sản xuất kinh doanh cá cảnh, hoa cảnh; phát triển các vùng xen canh lúa - tôm theo công nghệ dẫn nước thông minh là hoàn toàn có thể làm được.

TS. Phạm Hữu Tài, Đại học Canberra – Australia cho hay, hiện nay phía chính phủ Australia đã và đang triển khai nhiều dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó có các dự án như: dự án chuỗi giá trị chính theo tiêu chuẩn AANZFTA, dự án Nafosted… là những dự án được tài trợ hoàn toàn trong các khâu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các DN chỉ cần tham gia đầu tư là có thể kêu gọi hợp tác từ các công ty của Úc và cộng đồng doanh nhân Việt kiều tại đây để cùng phát triển dự án.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật Bản cho rằng, chính quyền địa phương nên có chính sách cụ thể hơn để thu hút nguồn đầu tư từ kiều bào. Bởi những năm gần đây Việt kiều quan tâm nhất đến vấn đề mang tiền về đầu tư vào đâu. Trước đây nhiều người đầu tư vào chứng khoán, bất động sản. Một số đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như, phân bón, mì ăn liền, nước chấm... nhưng hiện nay đã chú ý nhiều đến lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có nông nghiệp.

Theo ông Dũng nếu khuyến khích được các nhà đầu tư là doanh nhân Việt kiều thì các dự án dễ thành công hơn vì các công ty Việt kiều họ nắm bắt thị trường ở nước ngoài nơi mà họ từng cư trú đồng thời họ có thể dễ dàng mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, liên kết với các công ty nước ngoài và đồng hương Việt kiều. Từ đó, một phần nguồn kiều hối chuyển về hàng năm sẽ được dồn vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chứ không quá tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất như đầu cơ bất động sản, chứng khoán.

Theo thống kê, TP.HCM hiện là địa phương thu hút đông đảo đội ngũ doanh nhân, chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, làm việc. Hiện có khoảng 200 chuyên gia, trí thức kiều bào từ nhiều quốc gia hợp tác làm việc tại TP.HCM, đồng thời có hơn 2.500 DN của kiều bào đang thực hiện 122 dự án. TP.HCM cũng là nơi thu hút phần lớn dòng kiều hối trong những năm qua, chiếm gần 50% so với cả nước, tương đương khoảng trên 5 tỷ USD kiều hối/năm.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay21,474
  • Tháng hiện tại214,567
  • Tổng lượt truy cập92,592,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây