Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng khẳng định những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phòng chống COVID-19. Chúng ta cũng đã chủ động tái khởi động, đưa nền kinh tế chuyển sang trạng thái mới một cách phù hợp, kịp thời. Cùng với đó, tiếp tục cảnh báo nguy cơ và xây dựng các kịch bản ứng phó với mọi tình huống.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng dù gặp nhiều khó khăn, thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh như vậy, nhưng với chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả rất khích lệ trong 6 tháng đầu năm.
Trong đó, 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tăng trưởng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Toàn bộ các địa phương trên cả nước đều có mức tăng trưởng dương về nông nghiệp, trong đó có những nơi đạt trên 11% và nhiều nơi đạt trên 7%.
Ngoài ra, chỉ tiêu về lương thực và thực phẩm trong bối cảnh dịch COVID-19 và thiên tai vẫn hoàn thành, hoàn thành vượt mức.
Cụ thể, đảm bảo 3 mục tiêu về lương thực, đầu tiên là đủ cho Nhà nước cân đối, dù trong bất kỳ tình huống nào, người dân có lãi trên 40% và doanh nghiệp xuất khẩu cũng đạt giá trị lớn.
Về xuất khẩu nói chung, 6 tháng đầu năm nông nghiệp đạt hơn 18 tỷ USD, tuy giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là kết quả đáng khích lệ.
"Ngành nông nghiệp xác định phương châm khó khăn nhiều thì phải quyết tâm nhiều hơn, Bộ NN&PTNT và các địa phương sẽ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu của năm nay", Bộ trưởng Cường khẳng định.
Để làm được điều đó, ông đưa ra một số vấn đề, đầu tiên là tập trung cho khu vực sản xuất, sau đó là tổ chức khai thác tốt thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước. Thứ ba, đẩy mạnh công tác ứng phó thiên tai để giảm thiểu tác động đến con người, tài sản và sản xuất. Cuối cùng, ngành sẽ cùng với các địa phương chú trọng hơn nữa đến tái cơ cấu nông nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, mặc dù 6 tháng đầu năm đã đạt được một số kết quả nhưng 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều thách thức hơn. Nguyên nhân là dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, gây đứt gãy thị trường, thứ hai là dự báo thiên tai, mưa lũ năm 2020 sẽ diễn biến phức tạp, thứ ba là dịch bệnh trên các đối tượng cây trồng và vật nuôi.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng đưa ra một số kiến nghị với các địa phương. Trong đó tập trung vào vấn đề đối phó với thiên tai trong năm 2020, được dự báo khắc nghiệt, khó lường, các tỉnh thành phải đảm bảo phương châm "4 tại chỗ".
Theo Bộ trưởng, hiện nay, có 238 điểm đê xung yếu cần được quan tâm trước mùa mưa bão, đặc biệt là các điểm ở Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình... Ngoài ra, hơn 200 hồ đang xuống cấp nghiêm trọng cần được tăng cường kiểm tra, quản lý tránh xảy ra sự cố khi mưa lũ.
Theo Thành Đạt/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã