Học tập đạo đức HCM

Công bố kết quả điều tra thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 03/07/2020 20:37
Chiều 3/7, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị công bố kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Theo số liệu được công bố, hiện trên cả nước có 5.468 xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 49% tổng số xã của toàn quốc. Các xã vùng DTTS phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn (87,3%), thuộc phạm vi quản lý của 503/713 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tại 54/63 tỉnh, thàng phố trực thuộc Trung ương. Khoảng cách trung bình từ trung tâm xã vùng DTTS đến trung tâm huyện là 16,7 km.

Hầu hết các xã vùng DTTS đã có trạm y tế, chiếm 99,5%. Cả nước có gần 21.600 trường học và 26.500 điểm trường vùng DTTS; tỉ lệ trường học kiên cố đạt 91,3%.

Tính đến thời điểm ngày 1/4/2019, dân số của 53 DTTS là 14,1 triệu người, chiếm 14,7% tổng dân số cả nước; trong tổng số người DTTS, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới, tương ứng là 50,1% so với 49,9%. Số hộ DTTS là 3.680.943 hộ, chiếm 13,7% tổng số hộ của cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ dân tộc vùng DTTS là 35,5%. Tuổi thọ trung bình của 53 DTTS là 70,7 tuổi, thấp hơn mức chung của cả nước là 73,6 tuổi.

Gần như toàn bộ các hộ DTTS đã có nhà ở (đạt 99,8%). Trong số các hộ DTTS có nhà ở, 95% số hộ có nhà riêng, 5% hộ ở nhà thuê, mượn. Phần lớn các hộ DTTS đều sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, chiếm tỉ trọng 79,2%.

Năm 2019, 98,6% số thôn thuộc các xã vùng DTTS đã được tiếp cận điện. Trong đó, tỉ lệ thôn được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm tới 97,2%.

Ti vi đã trở thành một loại thiết bị sinh hoạt phổ biến của các hộ DTTS với 81,5% hộ DTTS sử dụng. Tỉ lệ hộ DTTS có sử dụng điện thoại cố định, di động, máy tính bảng là 92,5%.

Tỉ lệ hộ DTTS vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2019 là 19,7%. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp các hộ DTTS có nguồn lực phát triển kinh tế, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo động lực để thoát nghèo.

Theo Nguyễn Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm280
  • Hôm nay32,819
  • Tháng hiện tại1,184,149
  • Tổng lượt truy cập88,539,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây