Học tập đạo đức HCM

“Nông thôn mới không còn chỗ cho cảnh nghèo nàn, lạc hậu”

Thứ sáu - 03/07/2020 21:18
Đó là lời khẳng định của bác Trần Văn Trừ , ở ấp 10, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Dù việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương chưa được 10 năm nhưng đối với bác Trừ, nông thôn mới đã làm mới bộ mặt nông thôn, đường quê sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân được nâng lên. Và quan trọng hơn, xây dựng nông thôn mới không còn chỗ cho cảnh nghèo nàn, lạc hậu.



Bác Trừ chăm sóc hàng rào cây xanh trước nhà.


Năm nay, bác Trần Văn Trừ , ở ấp 10, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã gần 65 tuổi đời, sống qua 2 thế kỷ nhưng chưa bao giờ bác Trừ lại thấy bộ mặt nông thôn, làng quê được đổi mới như hôm nay. Bác Trừ cho biết: “Trước đây, ở vùng quê này, mạng lưới giao thông thôn chưa phát triển, chủ yếu là đường đất đen, việc đi lại còn lắm khó khăn. Vào mùa mưa, các em học sinh và người dân muốn đi đâu là phải dùng phương tiện xuồng chèo, xuồng máy nên rất chậm chạp và bất tiện. Còn hiện nay, cầu, lộ bê tông được xây mới, đấu nối vào quốc lộ 63 và nhiều tuyến đường giao thông liên ấp, liên xã nên việc đi lại rất nhanh chóng, thuận tiện. Cái quan trọng hơn là dọc theo các tuyến đường giao thông cảnh quan môi trường được đổi mới, làng quê được sạch đẹp. Hộ dân nào cũng có ý thức, trách nhiệm phát quang bụi rậm, dọn sạch cỏ dại, trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh ven đường, trước sân nhà để chung tay, góp sức cùng với địa phương duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Sau khi địa phương phát động xây dựng nông thôn mới, bản thân tôi và các thành viên trong gia đình đều đồng tình hưởng ứng, tích cực thực hiện để tham gia xây dựng nông thôn mới”.

Trước đây, bác Trừ cũng như nhiều người dân ở vùng nông thôn khác do bận nhiều công việc gia đình, đồng ruộng, lo cái ăn, cái mặc nên ít quan tâm đến việc trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh trước nhà. Thế nhưng, từ khi địa phương phát động xây dựng nông thôn mới, từ một “nông dân nòi”, bác Trừ đã trở thành một “nghệ nhân cây cảnh”. Ngoài thời gian làm công việc ruộng đồng, nuôi tôm, nuôi cua, bác Trừ lại cầm dao, cầm kéo ra chăm sóc, cắt tỉa cho vườn hoa, hàng rào cây xanh của gia đình. Nhiều hôm, bác Trừ thực hiện công việc của một “nghệ nhân cây cảnh” cho đến tận chiều tối. Vậy mà đến sáng hôm sau khi vừa thức dậy bác Trừ lại tiếp tục ra dọn cỏ, vô đất, bón phân, tưới nước cho vườn hoa, hàng rào cây xanh của gia đình.
 



Sau khi trồng hoàn chỉnh hàng rào cây xanh bằng cây bông trang đỏ, phía trong bác Trừ còn trồng thêm hàng rào cây xanh bằng cây mai chiếu thủy.


Hàng rào cây xanh của bác Trừ được trồng hơn 5 năm, bằng cây bông trang đỏ, có chiều dài 30 mét phủ kín phần đất mặt tiền của gia đình. Lúc đầu, bác Trừ giăng dây để trồng hàng rào cây xanh cho ngay hàng, thẳng lối. Đồng thời, thường xuyên trồng dậm những chỗ cây bị chết, bị thưa. Khi cây phát triển đủ cành nhánh, bác Trừ giăng dây phía trên để cắt tỉa hàng rào cây xanh được bằng phẳng, không bị lồi lõm, chỗ cao, chỗ thấp. Trồng được 2 năm, thấy hàng rào cây xanh trước nhà phát triển xanh tốt, luôn trổ đầy hoa và nhìn rất đẹp mắt nên bác Trừ tiếp tục xới đất và trồng thêm một hàng rào cây xanh bằng cây mai chiếu thủy nằm cạnh với hàng rào cây xanh bằng bông trang trước nhà. Bác Trừ cho biết: “Cây bông trang và mai chiếu thủy rất thích hợp để trồng làm hàng rào cây xanh. Bông trang thì dễ trồng, ít cắt tỉa và luôn trổ đầy hoa. Còn mai chiếu thủy thì sống dai và hoa có mùi thơm dễ chịu. Hai loại cây này mà trồng làm hàng rào cây xanh thì luôn ken dày cành nhánh và tôn thêm vẽ đẹp lẫn nhau. Tuổi gia như chúng tôi không làm được những công việc nặng nhọc nên việc trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh để tạo cảnh quan cho nơi ở xanh – sạch - đẹp cũng là một thú vui trong lúc tuổi già, sức yếu. Hôm nào mà không ra chăm sóc, cắt tỉa cho vườn hoa, hàng rào cây xanh của gia đình thì tôi thấy bức rức, khó chịu trong người lắm. Tôi nghĩ, xây dựng nông thôn mới sẽ làm cho bộ mặt nông thôn được khởi sắc, làng quê được đổi mới. Đồng thời, sẽ không còn chỗ cho cảnh nghèo nàn, lạc hậu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn từng bước được nâng lên”.

Ở khu vực sân vườn, bác Trừ luôn quét dọn sạch sẽ, trồng nhiều hoa, cây kiểng, cây xanh che bóng mát. Đồng thời tích cực thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Bác Trừ là một trong những tấm gương tiên tiến, điển hình trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Theo Diễm Phương/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay41,964
  • Tháng hiện tại435,630
  • Tổng lượt truy cập92,813,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây