Học tập đạo đức HCM

Phấn đấu đạt mục tiêu NTM chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Thứ năm - 02/07/2020 18:46
Tính đến nay, Hà Nội có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và có thêm 4 xã đạt chuẩn xã NTM và NTM nâng cao. Đồng thời, Thành phố cũng đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng công nhận 5 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận tại Hội nghị. Ảnh: Thiện Tâm.

Ngày 1/7, Ban Chỉ đạo chương trình 02 của Thành ủy tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện nay Thành phố đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai và Gia Lâm. Ngoài ra, Đoàn Thẩm tra Thành phố đã tiến hành thẩm định thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, huyện Phúc Thọ, huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND Thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và các huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Về xây dựng xã NTM và NTM nâng cao, ngày 16/6/2020, Sở NN&PTNT đã tham mưu Hội đồng thẩm định Thành phố họp và tiến hành bỏ phiếu đối với 4 xã, gồm 2 xã của huyện Gia Lâm đề nghị đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã của huyện Phú Xuyên; 1 xã của huyện Sóc Sơn đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Kết quả 4 xã đều đủ điều kiện trình Chủ tịch UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2020.

Bên cạnh đó, đến nay Thành phố có 355/382 xã (chiếm 92,9%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong số 27 xã còn lại chưa đạt chuẩn nông thôn mới có 24 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí.

Về phát triển nông nghiệp, giá trị tăng thêm khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Toàn Thành phố đã thu hoạch xong cây trồng vụ đông xuân và đang thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại cây trồng vụ mùa. Đối với chăn nuôi lợn, các hộ đã tiến hành đẩy mạnh việc tái đàn theo quy định; chăn nuôi trâu, bò phát triển ổn định không có dịch bệnh lớn xảy ra; tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt. 

Thành phố cũng đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao; hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng; thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một cải thiện, an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn ngày được củng cố. Năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao do ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 51,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 0,69% . Trong đó huyện Đông Anh, huyện Hoài Đức và huyện Gia Lâm không còn hộ nghèo.

Các tiêu chí liên quan tới đời sống văn hóa tinh thần được các địa phương rất quan tâm, các tổ chức chính trị cơ sở vào cuộc quyết liệt tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh'’. Nhiều địa phương đã phát động phong trào thực hiện đường có hoa, nhà có số, đường có tên như huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Phú Xuyên,... 

Tuy nhiên, theo ông Chu Phú Mỹ, ngành nông nghiệp Thủ đô hiện còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời tiết thay đổi nắng nóng kéo dài. Trong xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đúng mức. Đặc biệt ở một số làng nghề chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu, làm cho đời sống sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới thiếu bền vững nếu khống có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở và sự vào cuộc của nhân dân. 

Quyết tâm cao hoàn thành chỉ tiêu

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, phát triển nông nghiệp của Thành phố quý I tăng trưởng âm nhưng sang quý II đã tăng lên. Bên cạnh đó đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, chuyên cư, cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển tích cực, nhiều mô hình chất lượng cao cho hiệu quả năng suất, chất lượng. Nhiều huyện có mức thu nhập cao, hộ nghèo giảm mạnh. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng hoan nghênh huyện Gia Lâm và Đông Anh không có hộ nghèo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng đã được triển khai tốt.

Trong 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư thường trực Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, các huyện rà soát lại các mục tiêu, chỉ tiêu của huyện một cách chính xác, đúng thực chất. Không chủ quan, lơ là, phải quyết tâm cao hơn nữa, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2020- 2025. Các huyện từ huyện lên quận cần đưa vào xây dựng NTM tiệm cận với đô thị. Tập trung đồng bộ các giải pháp để phát triển. Sở NN&PTNT phối hợp với các huyện đẩy mạnh sản xuất với nông nghiệp công nghệ cao, phòng chống dịch tốt. Tăng cường liên doanh liên kết, phát triển theo hướng chuyên canh chuyên cư. Đặc biệt, các huyện cần coi xây dựng NTM là sự kiện chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

Sở KHĐT cần cấp kinh phí theo quy định đối với các huyện đăng ký NTM trong năm nay. Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan sớm giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn, chú trọng 5 huyện khu vực phía Nam như: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa.

Các đơn vị Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân... coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để tích cực tham gia. Các huyện đặt quyết tâm cao hoàn thành mục tiêu trong năm nay vì kết quả của năm nay chính là kết quả của cả nhiệm kỳ, đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đồng thời đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông, đào tạo nghề phục vụ đời sống nông dân lúc nông nhàn. Nhất là chương trình OCOP, hết năm nay ít nhất có thêm 700 sản phẩm và có được đăng ký OCOP chính là phát triển, phát huy thế mạnh làng nghề của địa phương.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay50,923
  • Tháng hiện tại444,589
  • Tổng lượt truy cập92,822,253
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây