Học tập đạo đức HCM

“Cầm tay chỉ việc” giúp nông dân Tuyên Quang trồng bưởi đặc sản, nuôi cá đặc sản

Chủ nhật - 28/06/2020 19:42
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Được Hội “cầm tay chỉ việc” hỗ trợ học nghề, nhiều nông dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng cây ăn quả, nuôi cá chiên đặc sản... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thu nhập tăng sau học nghề

Anh Vũ Ngọc Đình là 1 trong 33 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của toàn xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, cũng từng là học sinh xuất sắc của lớp học nghề trồng cây ăn quả.

“Cầm tay chỉ việc” giúp nông dân trồng bưởi, nuôi cá đặc sản - Ảnh 1.

Sau học nghề, nhiều nông dân xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn đã đầu tư trồng bưởi cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thu Hà

Cùng với dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang còn xây dựng thành công 546 mô hình trình diễn để nhân ra diện rộng. Trong đó, có 101 mô hình trồng trọt, 381 mô hình chăn nuôi, 22 mô hình nuôi trồng thủy sản, 42 mô hình dịch vụ. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng thực hiện mô hình đạt hiệu quả, có thêm việc làm, tăng thu nhập.

Từng có kinh nghiệm lâu năm về trồng cây ăn quả, nhưng gia đình anh Đình từ lâu vẫn quen với lối canh tác cũ, vì vậy, năng suất sản lượng quả không cao. 

Từ năm 2017 sau khi được tham gia lớp học nghề dạy trồng cây có múi của Hội ND huyện tổ chức, anh Đình đã biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Anh Đình cho biết: Trong 3 tháng học nghề, anh Đình cùng với các học viên nông dân ở đây đã học được rất nhiều kỹ thuật về nhân giống, cấy ghép, chiết cành, bón phân thúc cây, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu... 

Kết thúc lớp học anh đã áp dụng những kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho gia đình.

Ông Đinh Văn Hậu - Chủ tịch Hội ND huyện Yên Sơn cho biết: Hiện nay, toàn huyện có hơn 3.000ha cây ăn quả (chủ yếu là cam, bưởi), trong đó có hơn 1.000ha cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định. Để phát triển hơn nữa thế mạnh địa phương, từ đầu năm 2019 tới nay Hội ND huyện đã kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức mở 17 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. 90% trong tổng số lớp là dạy nghề trồng trọt cây ăn quả...
Tương tự lớp dạy nghề trồng cây ăn quả, lớp dạy nghề chăn nuôi cá cũng được Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang mở tại thôn Minh Tân, xã Phúc Ninh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên, nông dân theo học.

Với cách học "cầm tay chỉ việc", những học viên nông dân được đi thực hành tại khu lồng nuôi cá sông Lô. Với sự hướng dẫn của giảng viên, các học viên ai cũng háo hức thực hành cách đo lưu tốc dòng chảy, kiểm tra các chỉ số, chất lượng nước, kiểm tra, đánh giá tình hình sinh trưởng của cá...

Ông Trần Văn Lanh (thôn Minh Tân) chia sẻ, thấy mọi người nuôi cá lồng mang lại giá trị kinh tế cao, ông đầu tư nuôi 3 lồng cá, chiên đặc sản. Vì thiếu kiến thức nên chịu rủi ro lớn, cá bị chết, hay bị bệnh, chậm lớn. Được tham gia lớp học này quá bổ ích là điều mà ông mong muốn.

"Từ sự hướng dẫn, góp ý của giảng viên, tôi vỡ vạc ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh ngay như: Chọn vị trí đặt lồng nuôi cá chiên đặc sản, vệ sinh lồng nuôi thường xuyên hạn chế dịch bệnh, khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn, cách phát hiện, điều trị một số bệnh thông thường trên cá, đặc biệt là việc cần bổ sung thêm vitamin C giúp tăng đề kháng, phòng bệnh xuất huyết trên cá.

Bám sát nhu cầu nông dân

Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp tổ chức 72 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 2.426 học viên, trong đó có 37 lớp nghề nông nghiệp, 35 lớp nghề phi nông nghiệp. Trên 80% học viên có việc làm sau học nghề.

Trao đổi với PV, anh Lê Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Căn cứ chỉ tiêu được giao, Trung tâm chủ động phối hợp cùng các cơ sở hội khảo sát nhu cầu người học, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương, các xã xây dựng nông thôn mới hoặc duy trì nông thôn mới.

Theo anh Lên Hoàng: Đầu năm 2020, thực hiện cách ly xã hội do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm chỉ tổ chức 3 lớp dạy nghề nuôi cá, trồng cây ăn quả và sửa chữa máy nông nghiệp cho hơn 100 học viên tham gia. Dự kiến từ nay đến hết năm 2020, Trung tâm mở thêm 12 lớp dạy nghề cho nông dân.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới vào để dạy nghề cho bà con, nhằm phát triển tiếp những thế mạnh của địa phương, tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh về cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hoặc vùng nuôi bò, dê... theo hướng hàng hóa. 

Thay vì dạy kỹ thuật đơn thuần, chúng tôi sẽ dạy nông dân cách sản xuất theo chuỗi, cách kết nối các nguồn lực từ kinh tế, vốn, kỹ thuật, tới thị trường, khách hàng, đầu mối bao tiêu... để tạo ra những sản phẩm chất lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi quốc tế" - anh Lê Hoàng cho biết.

Theo Thu Hà/danviet.vn
https://danviet.vn/cam-tay-chi-viec-giup-nong-dan-tuyen-quang-trong-buoi-dac-san-nuoi-ca-dac-san-20200628173728767.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay25,185
  • Tháng hiện tại475,845
  • Tổng lượt truy cập92,853,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây