Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ dự án rau sạch trong trường mầm non

Chủ nhật - 28/06/2020 19:46
Trường Mầm non Tổ Ong Vàng ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã triển khai Dự án rau sạch trồng theo công nghệ cao, ở đó học sinh được trực tiếp tham gia.
Cô giáo hướng dẫn trẻ cách trồng rau tại vườn.

Cô giáo hướng dẫn trẻ cách trồng rau tại vườn.

Nhằm cung cấp nguồn rau sạch, giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho học sinh đồng thời tạo điều kiện để các bé có thể trải nghiệm thực tế cách trồng rau, trường Mầm non Tổ Ong Vàng ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã triển khai Dự án rau sạch trồng theo công nghệ cao. Mô hình không chỉ nhận được sự hưởng ứng từ phía học sinh mà còn được sự đồng tình ủng hộ và đánh giá cao từ phía phụ huynh.

Vườn rau sạch ở đây được trồng theo công nghệ cao, do tập thể giáo viên nhà trường thực hiện với nhiều loại rau khác nhau theo phương pháp rau sạch.

Điều đặc biệt là các loại rau không sử dụng phân thuốc hóa học, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đây cũng là vườn rau thủy canh đầu tiên trồng trong nhà lưới trong cơ sở giáo dục mầm non ở tỉnh Đồng Tháp.

Khu vườn được bố trí nhiều khu vực riêng, như khu chuyên trồng rau để cung cấp cho bữa ăn hàng ngày cho trẻ bán trú của trường, khu dành riêng cho giáo viên hướng dẫn trẻ về kỹ thuật trồng và trải nghiệm trồng rau.

Thay vì phải học qua những video, hình vẽ, các bé được học thực tế tại vườn, từ hình dáng, mùi vị của những loại rau cho đến cách trồng và chăm sóc.

Bé nào cũng say sưa ngắm nghía từng cây rau.

Bé nào cũng say sưa ngắm nghía từng cây rau.

Tại đây, các bé được tự tay trồng, chăm sóc, chạm trực tiếp vào từng cây rau và đặc biệt là sau giờ học sẽ được thưởng thức từng hương vị của cây rau, từ đó giúp trẻ có thêm sự hiểu biết về thiên nhiên.

Chính cách học này đã giúp trẻ có thêm kiến thức và hào hứng hơn, từ đó phụ huynh cũng an tâm hơn cho sức khỏe của các con.

Được nhà trường dẫn vào tham quan khu vườn rau thủy canh, chị Tăng Yến Phượng- phụ huynh học sinh ở thành phố Sa Đéc nhận xét: “Tôi nghĩ dự án rau sạch học đường này thật sự cần thiết cho con.

Thứ nhất là con được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ chất, cần thiết phát triển thể chất của các con.

Thứ hai là trẻ con mà mình ép nó học một vấn đề gì đó thì rất khó tiếp thu nhưng lồng ghép những hoạt động thực tế như vầy rất là bổ ích”.

Các bé được thưởng thức các món ăn chế biến từ rau do mình trồng.

Các bé được thưởng thức các món ăn chế biến từ rau do mình trồng.

Bên cạnh mục tiêu giáo dục thì sức khỏe chính là mục tiêu tiếp theo mà dự án rau sạch đang hướng đến.

Bởi những cây rau được trồng tại đây cũng sẽ là những khẩu phần dinh dưỡng dành cho bé và việc cho bé tiếp xúc trực tiếp với các loại rau cũng sẽ giúp bé thấy gần gũi, thích thú và ăn rau nhiều hơn.

Chị Võ Thị Thu Nguyệt- phụ huynh học sinh cho biết, nhờ học tập và tiếp cận thường xuyên với rau xanh, giờ con chị đã bắt đầu biết ăn rau: “Cái khó nhất mà tất cả phụ huynh gặp phải là trẻ nhỏ đều ghét ăn rau, nếu mà ép lắm chúng cũng chỉ ăn một vài muỗng canh.

Bây giờ nếu mua rau ngoài chợ về thì phụ huynh và gia đình cũng không thể yên tâm. Nhờ mô hình vườn rau sạch này bé sẽ thấy thích thú vì mình trồng rồi mình ăn.

Các bé thích thú trải nghiệm trồng rau.

Các bé thích thú trải nghiệm trồng rau.

Mình nghĩ thiên nhiên luôn có sự gắn kết với con người, khi em bé ươm rau trồng lên nó sẽ cảm nhận được sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, từ đó bé sẽ có ý thức bảo vệ thiên nhiên nhiều hơn và nó sẽ cảm nhận cuộc sống của mình sẽ vui vẻ hơn”.

Cô Dương Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng trường Mầm non Tổ Ong Vàng, cho biết, thông qua dự án này với các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp các bé hình thành nhiều kỹ năng, như kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.

Cô Tuyết cho biết thêm: “Trường sẽ tổ chức tiệc búp phê rau cho các con. Như trước đây các con ăn rau luộc, rau xào, với định hướng giáo dục mình sẽ cho con trải nghiệm tự làm các món ăn từ rau các con trồng rồi chế biến món ăn để tăng cường sức khỏe dinh dưỡng”.

Theo Thiên Thanh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay25,185
  • Tháng hiện tại474,672
  • Tổng lượt truy cập92,852,336
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây