Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi linh hoạt cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Thứ ba - 29/09/2020 19:56
Thanh Hóa đã chuyển đổi linh hoạt trên 45 nghìn ha sang các loại cây trồng cho hiệu quả cao. Chăn nuôi cũng đã có bước chuyển mình để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nếu không có việc UBND xã Trường Xuân (huyện Thọ Xuân) mạnh dạn biến cánh đồng Xốn, một vùng đầm lầy thành khu chăn nuôi tập trung thì có lẽ đến nay, đây cũng chỉ là cánh đồng mỗi năm sản xuất một vụ lúa với năng suất chưa đến 2 tạ/sào (500m2). Có thời điểm, nông dân đã bỏ hoang cánh đồng này, cỏ dại mọc um tùm, mặc cho chính quyền các cấp ra sức vận động.

Thế nhưng, hôm nay, về đồng Xốn mới thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng đất này.

Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

Bà Trịnh Thị Hạnh, chủ cơ sở chăn nuôi gà tại thôn Long Linh Ngoại, xã Trường Xuân cho biết, hiện gia đình bà có 2 ha phục vụ chăn nuôi gà và đào ao thả cá tại đồng Xốn. Đây là vùng chiêm trũng của xã, trước đây chỉ sản xuất lúa vụ xuân nhưng sau đó hầu hết người dân đều bỏ không làm vì hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy tiềm năng có thể phát triển chăn nuôi, gia đình bà đã thầu khoán lại 2 ha đào ao thả cá và nuôi gà.

“Từ một cánh đồng chiêm trũng, sau khi xã quy hoạch, các tuyến đường được mở rộng, đổ bê tông, nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận khoán, hiện đã có 14 hộ về đây làm trang trại chăn nuôi với tổng diện tích 73 ha. Riêng gia đình tôi, từ nuôi gà, thả cá mỗi năm cũng đem về lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng. Năm nào thuận lợi, giá gà cao có thể lãi ròng trên 250 triệu đồng, đó là điều ít ai nghĩ đến khi bỏ nhà, bỏ vườn ra vùng chiêm trũng này lập nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng đất này thực sự đã đem lại hiệu quả thiết thực” – bà Hạnh chia sẻ.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến nay, địa phương đã chuyển đổi linh hoạt trên 45 nghìn ha đất lúa, mía, lạc, sắn, năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn, phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậụ của từng vùng. Nhờ đó, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã giúp việc tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, tổng diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm trồng trọt hết sức thuận lợi. Chỉ tính riêng năm 2020, toàn tỉnh có trên 67,7 nghìn ha liên kết theo chuỗi.

Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, những năm qua, Thanh Hóa tích cực ứng dụng khoa học công nghệ; sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đạt 90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với rau màu, 90% đối với cây công nghiệp... Hiệu quả của việc sử dụng nguồn giống tốt thể hiện rõ rệt khi nhiều năm nay, Thanh Hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng cao trong lĩnh vực nông nghiệp mặc cho dịch bệnh và thời tiết cực đoan liên tục xuất hiện.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Thanh Hóa đã điều chỉnh đối tượng nuôi và quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Giống vật nuôi được cải tạo theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. 

Từ nhiều năm nay, tổng sản lượng lương thực bình quân của Thanh Hóa luôn giữ mức 1,5 triệu tấn; năng suất hầu hết các loại cây trồng chính đều tăng. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác ước đạt 85,6 triệu đồng/ha, tăng 16,1 triệu/ha so với năm 2013. Toàn tỉnh hiện có 48 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch; trên 1,4 nghìn mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, 23 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung.

Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm220
  • Hôm nay35,729
  • Tháng hiện tại35,729
  • Tổng lượt truy cập88,714,063
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây