Học tập đạo đức HCM

Cơn sốt đất đi qua, "cò" kiếm bộn tiền, nhà đầu tư ngậm ngùi

Thứ hai - 17/05/2021 04:49
Khi cơn sốt đất dần lắng xuống, nhóm những người làm nghề “cò” đất kiếm được một khoản tiền lớn bằng cách “lướt sóng”, tuy nhiên những nhà đầu tư tay ngang chạy theo đám đông, hứng chịu giá đất phải mua cao ngất ngưởng và phải ngậm ngùi khi thị trường chững lại.

"Cò" đất kiếm bộn tiền nhờ tạo sốt ảo

Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường bất động sản chứng kiến cơn sốt đất xảy ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhiều nơi như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Bình Dương,… mỗi ngày có tới hàng trăm người (bao gồm cả môi giới và nhà đầu tư) kéo về kiếm cơ hội đầu tư, lướt sóng sau khi nghe thông tin sắp làm dự án hay quy hoạch hạ tầng nào đó.

Đặc biệt, tại huyện Hớn Quản của tỉnh Bình Phước, sau khi có thông tin lãnh đạo tỉnh đi khảo sát vị trí được cho là để xây dựng sân bay lưỡng dụng, rất nhiều nhóm đầu cơ, "cò" đất đã ùn ùn kéo về tạo cơn "sốt ảo" khiến giá đất nông nghiệp tại đây bị đẩy lên gấp hàng trăm lần.

Cơn sốt đất đi qua, ‘cò’ kiếm bộn tiền, nhà đầu tư ngậm ngùi - Ảnh 1.
  •  
  •  
  •  
  •  

"Cò" đất kiếm bộn tiền nhờ tạo sốt ảo tăng giá đất.

   

Đặc điểm chung của những cơn sốt đất này là hiệu ứng tâm lý đám đông, đất được sang tay giữa các nhà đầu cơ, cò đất với nhau thông qua hình thức đặt cọc. Người nọ sang tay cho người kia với giá đất được "hét" tăng theo giờ tạo sức nóng ở khu vực đó.

Anh Hải (35 tuổi) một "cò" đất có thâm niên ở TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương) tiết lộ, trong đợt sốt ảo giá đất vừa qua ở Bình Phước và Bình Dương, nhờ biết cách tạo "thị trường" nên Hải và nhóm bạn đã kiếm được một khoản tiền hàng trăm triệu nhờ vào việc "lướt cọc" vài lô đất mỗi ngày.

"Chỉ cần bỏ một khoản tiền nhỏ từ 50 – 100 triệu đặt cọc cho mỗi lô, sau đó mình làm ‘thị trường’ rồi chia sẻ lên các nhóm trên facebook để kiếm khách. Chỉ cần có lời khoảng vài chục triệu mỗi lô là sang cọc ngay để tiếp tục tìm lô khác.

Khoảng vài tháng nay, nhờ vào việc nhanh tay ‘lướt cọc’ nên tôi kiếm được khoảng 600 triệu đồng, bạn tôi có nhiều nguồn hơn nên kiếm lời được nhiều hơn", anh Hải tiết lộ.

Nhà đầu tư ngậm ngùi sau cơn sốt đất

Trái ngược với những khoản lời của "cò" sau cơn sốt đất, nhiều nhà đầu tư đã mất ăn mất ngủ bởi những biến động của thị trường, đặc biệt khi bóng bóng bất động sản bắt đầu xì hơi.

Chị Mai (quê Nghệ An, tạm trú Bình Dương) cho biết, thấy bạn bè rủ nhau đi mua đất đầu tư kiếm lời, sẵn có chút vốn nên chị cũng tìm hiểu rồi quyết định đặt cọc 50 triệu đồng để mua 1 lô đất ở huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) với giá 800 triệu đồng.

Khoảng vài ngày sau, chị được một số người hỏi muốn mua lại lô đất mà chị đã đặt cọc với giá 840 triệu đồng và chị không phải xuống tiền nên chị quyết định "sang cọc" luôn khi có lời 40 triệu đồng.

Thấy việc "lướt sóng" dễ kiếm tiền nên chị Mai quyết định mượn thêm tiền của người thân và "ôm" thêm 8 lô đất "ngộp" (tức là sắp đến hạn thanh toán đủ tiền – PV) với hình thức sang cọc.

Cứ nghĩ rằng giá đất sẽ tiếp tục tăng khi thị trường đang sôi động, thế nhưng sau nhiều xuống cọc mà vẫn chưa đẩy được hàng, thị trường đang có dấu hiệu chững lại, chị Mai bắt đầu lo lắng và buộc phải bỏ cọc một vài lô để có tiền công chứng những lô đã sắp đến hạn.

"Những mong sẽ lướt cọc được luôn bỗng dưng thị trường chững lại, nguồn hàng thì nhiều mà khách lại không có. Trong khi đó, có một vài lô đã đến hạn thanh toán nên tôi đành chấp nhận bỏ cọc vì không đủ tiền để lấy. Chỉ trong thời gian ngắn, tôi lỗ mất gần 300 triệu", chị Mai cho biết.

Cơn sốt đất đi qua, ‘cò’ kiếm bộn tiền, nhà đầu tư ngậm ngùi - Ảnh 2.

Các nhà đầu tư cố lao theo cơn sốt đất để "lướt sóng", đến khi cơn sốt hạ nhiệt, nhiều người phải ngậm ngùi.

Cùng cảnh ngộ, anh Huy (quê Thái Bình) rơi vào cảnh tay trắng khi cố chạy theo cơn sốt đất và phải ôm nợ hàng trăm triệu đồng.

Theo anh Huy, bản thân anh chưa bao giờ đầu tư lướt sóng hay lướt cọc nhưng sau Tết thấy đất sốt khắp nơi anh được một người bạn rủ đầu tư.

Tin tưởng bạn đã kiếm được cả tỷ đồng nhờ lướt sóng thời gian vừa rồi. Tháng 3 vừa qua, anh dốc vốn 100 triệu đồng vay thêm 100 triệu đồng cùng bạn đặt cọc để "lướt sóng" 4 lô đất, mỗi lô 50 triệu đồng ở dự án tại tỉnh Bình Phước.

Những mong sẽ lướt được luôn nhưng dự án còn khá nhiều hàng trong khi khách lại không quá nhiều. Cơn sốt đất cũng đã dần hạ nhiệt.

"Vì mua đất dự án, nên 7 ngày sau khi xuống cọc, tôi sẽ phải vào tiền đợt 1 cho 4 lô đất đã mua. Thế nhưng không như tính toán trong một tuần trước khi vào tiền đợt 1, tôi không đẩy được hàng và cũng không xoay được tiền để vào đợt 1 nên cuối cùng chấp nhận mất tiền cọc. Tính ra tôi mất 200 triệu tiền cọc cho 4 lô, tay trắng và gánh thêm khoản nợ 100 triệu đi vay nữa", anh Huy nói.

Anh Thắng, một nhà đầu tư có kinh nghiệm ở Bình Phước cho biết, nếu lướt sóng nhà đầu tư sau khi bỏ ra một khoản tiền, căn cứ diễn biến thị trường sẽ tìm cách đẩy hàng trong khoảng thời gian dưới 6 tháng thì lướt cọc tại các dự án đất nền, căn hộ có biên độ thời gian "lướt" ngắn hơn, thường dưới 10 ngày.

Đây thường là khoảng thời gian quy định theo hợp đồng trước khi vào tiền đợt 1 hoặc đóng toàn bộ giá trị sản phẩm bất động sản.

"Số tiền người mua phải bỏ ra để cọc thường tương đương từ 5-10% giá trị sản phẩm bất động sản. Lướt cọc mạo hiểm hơn lướt sóng và cũng như lướt sóng, không phải nhà đầu tư nào cũng thành công khi "lao" vào trò chơi mạo hiểm này. Sau khi hết thời hạn cọc, nếu chưa đẩy được hàng, nhà đầu tư có tiềm lực tài chính có thể xuống tiền tiếp. Nhưng nhà đầu tư không có tiềm lực, không xoay được tiền, sẽ phải xác định mất cọc" - anh Thắng chia sẻ.

Ở góc độ nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhận định, nếu không xác định được vị trí của mình đang ở đâu trong nhóm các nhà đầu tư, nhiều người sẽ có thể bị "đóng băng" tài sản, thậm chí mất trắng, kiệt quệ… nếu cứ lao vào những cơn sốt đất.

Sau khi chính quyền các địa phương vào cuộc, các cơn sốt đất theo phong trào mới lắng xuống. Chỉ có những ai nhanh nhạy mới có thể kiếm lời được từ những cơn sốt đất như vậy, còn đa số đầu tư theo đám đông, hứng chịu giá đất phải mua cao ngất ngưởng sẽ nếm "trái đắng" khi cơn sốt hạ nhiệt.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường đất nền ở nhiều địa phương thời gian qua có hiện tượng tăng giá mạnh. Ngoài nguyên nhân đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể thì cũng có một số hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để "thổi giá".

Ở góc độ nào đó, những nhà đầu tư lướt cọc, lướt sóng cũng chính là một trong những nguyên nhân làm khuấy đảo thị trường, gây nên các cơn sốt đất. Lướt sóng hay lướt cọc là những phương thức đầu tư mạo hiểm trong đầu tư bất động sản bằng cách bỏ ra số vốn ít và thu lời bằng việc bán chênh lệch.

Diễn biến khó lường của thị trường bất động sản trong các cơn sốt đất sẽ khiến nhiều người trở tay không kịp, nhà đầu tư dù giàu kinh nghiệm đến mấy vẫn có thể thất bại.

Văn Dũng/Danviet.vn
https://danviet.vn/con-sot-dat-di-qua-co-kiem-bon-tien-nha-dau-tu-ngam-ngui-20210517132521166.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay35,684
  • Tháng hiện tại35,684
  • Tổng lượt truy cập90,099,077
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây