Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn “màu áo xanh” trong xây dựng NTM ở Xứ Nghệ

Thứ năm - 25/03/2021 19:01
Xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn, trong nhiều năm qua, tỉnh Nghệ An đã chủ động, quyết liệt vào cuộc.

Trong đó, thanh niên được coi là lực lượng nòng cốt, xung kích, luôn đi đầu trong các phong trào, hoạt động phát triển kinh tế ở nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn và tham gia XDNTM.

t5.jpg
 
Nghệ An đã xây dựng hơn 1.000 mô hình thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hơn 4.200 lao động;  phát triển 17 CLB thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện với hơn 300 thành viên, 13 mô hình hợp tác xã, 75 mô hình tổ hợp tác thanh niên; tổ chức Đoàn đã phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng ủy thác từ NHCSXH.
 

Sứ mệnh những chủ nhân tương lai

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cập đến vai trò, vị trí của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước. Người cho rằng, để hoàn thành sứ mệnh “người chủ tương lai của nước nhà”, thanh niên phải “làm đầu tàu, xung phong gương mẫu”.

“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” – là câu nói khẳng định được vai trò của thanh niên trong việc xây dựng, phát triển đất nước nói chung và XDNTM, phát triển kinh tế nông thôn nói riêng.

Anh Trần Chí Được, Bí thư Đoàn xã Nghi Tiến (Nghi Lộc - Nghệ An), chia sẻ: XDNTM ở địa phương không thể thiếu đoàn viên, thanh niên. Đây là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc phát huy nội lực của mỗi địa phương. Sau khi nắm bắt được mục tiêu, nhiệm vụ, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của công tác đoàn viên, thanh niên trong XDNTM.

“Trong quá trình XDNTM, diện tích ruộng bị bỏ hoang nhiều, Đoàn xã đưa ra những kế hoạch dân vận khéo, đảm bảo phần diện tích ruộng bị bỏ hoang khó canh tác đó thành những vườn hoa, cây ăn quả, rau màu..., góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành các tiêu chí NTM”, anh Được nói.

Phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, cổ vũ thanh niên hăng hái tham gia, Nghệ An đã xây dựng hơn 1.000 mô hình thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hơn 4.200 lao động; phát triển 17 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện với hơn 300 thành viên, 13 mô hình hợp tác xã, 75 mô hình tổ hợp tác thanh niên. Tổ chức Đoàn đã phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng ủy thác từ NHCSXH với tổng dư nợ hơn 1.507 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 36.000 lao động; sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số vốn hơn 3,65 tỷ đồng, giải ngân cho 66 dự án, giải quyết việc làm được hơn 200 lao động; nguồn Quỹ Hỗ trợ Thanh niên lập nghiệp tỉnh Nghệ An đã giải ngân 1,9 tỷ đồng cho 37 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 75 lao động.

Bên cạnh đó, tuổi trẻ toàn tỉnh đã đảm nhận thực hiện 2.862km đường bê tông, tu sửa 10.352km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; nạo vét hơn 7.200km kênh mương thủy lợi, thắp sáng hơn 836km đường quê, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu XDNTM tại các địa phương.

Nam Đàn là huyện đầu tiên của tỉnh Nghệ An về đích trong công cuộc XDNTM. Để có được những thành quả đó, cán bộ cùng nhân dân đồng cam cộng khổ với khẩu hiệu mỗi người dân là một chiến sĩ. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, cho biết: “XDNTM không phải dễ, nó là một quá trình, cần sự đồng thuận của người dân, sự quyết tâm của cả bộ máy. Trong các lực lượng thì đoàn viên thanh niên đóng vai trò không hề nhỏ trong XDNTM, đây là lực lượng nòng cốt, xung kích”.

Ông Sơn chia sẻ, để góp phần XDNTM, lực lượng đoàn viên phải thật sự năng động, dám nghĩ, dám làm, chung sức thực hiện nhiều phần việc. Mỗi xã chọn một cách làm khác nhau nhưng tựu trung lại, lớp trẻ đã ý thức cao về trách nhiệm của mình trong việc đưa huyện trở thành huyện NTM kiểu mẫu.

Đầu tàu xây dựng các mô hình

Với mong muốn phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương, sau khi được tập huấn nâng cao kiến thức về lập nghiệp, khởi nghiệp và tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng với sự tìm tòi, học hỏi, đoàn viên thanh niên Nghệ An đã áp dụng vào thực tế, từ đó xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, trong đó tiêu biểu như: Mô hình của anh Lang Văn Vê, Bí thư Đoàn xã Mậu Đức (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) với việc phát triển kinh tế trồng rừng nguyên liệu, phủ xanh đồi trọc và đầu tư mô hình vườn – ao – chuồng, hiện trang trại duy trì hơn 100 con lợn, 500 con gà, 20 con dê, 500m2 ao cá… và diện tích rừng keo hơn 7ha. Mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Một trong những mô hình không thể không nhắc đến  là mô hình nuôi thỏ Newzealand tại xã Minh Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Hai anh em Lê Văn Lộc và Lê Văn Nguyên (xóm 4, xã Minh Thành, huyện Yên Thành) sớm “bén duyên” với việc nuôi thỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, hai anh em nuôi thỏ được gần 4 năm. Anh Nguyên chia sẻ, để thực hiện được ước mơ của mình, ban đầu bỏ ra số tiền lớn để đầu tư chuồng trại, mua giống. Với diện tích gần 1.000m2, tổng đàn hơn 1.200 con, gồm 500 thỏ thịt và 750 thỏ nái. Trung bình thỏ giống có giá 130.000 - 150.000 đồng/con. Hàng năm, trừ chi phí, lãi khoảng 600 triệu đồng. Được biết, đây là mô hình chăn nuôi thỏ duy nhất ở huyện Yên Thành, tiêu biểu cho phong trào thanh niên khởi nghiệp của địa phương.

t5a.jpg

Mô hình nuôi thỏ Newzealand của anh Lê Văn Nguyên và Lê Văn Lộc ở xã Minh Thành (Yên Thành) là mô hình tiêu biểu cho phong trào thanh niên khởi nghiệp của địa phương.

Ở nông thôn, ngày càng có nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại được kỳ vọng là nền tảng quan trọng không chỉ là giải quyết công ăn việc làm mà còn khẳng định vai trò chủ thể của thanh niên trong XDNTM.

Những “chiến binh áo xanh”

Xuôi miền biển, chúng tôi tìm về Nghi Trường (Nghi Lộc - Nghệ An), nơi mà “chiến binh áo xanh” Nguyễn Thọ Sáng “tìm đường đến vinh quang” từ nông nghiệp.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng (xã Nghi Trường, tên đất, tên làng đã đượm vào chàng trai Nguyễn Thọ Sáng (sinh năm 1993). Gieo trong Sáng những mầm xanh tươi tốt của những bông hoa mặt trời, những luống rau xanh, những củ, quả mơn mởn.

Sáng giãi bày với tôi, đất thành Vinh đã gắn bó với anh suốt quãng đời sinh viên, anh “yêu” thành cổ Vinh như yêu chính mảnh đất Nghi Trường của mình. Cũng chẳng ngờ rằng, chàng sinh viên Khoa xây dựng Trường Đại học Vinh lại chọn cho mình con đường riêng để lập nghiệp – con đường làm nông nghiệp.

Ra trường năm 2015, một năm sau, Sáng “tiến thân” vào con đường xung kích, tiên phong. Có lẽ đây là sứ mệnh mà Sáng đảm nhận để dẫn dắt thế hệ như Sáng “phụng sự” cho quê hương, đất nước.

Nhưng không, sau nhiều lần đắm mình trong mớ hỗn độn của suy nghĩ, Sáng quyết định “sang ngang”. Cũng chẳng ai ngờ rằng, chàng trai ấy lại chọn nông nghiệp làm con đường khởi nghiệp cho riêng mình. Nhìn những vườn su hào, bắp cải, dưa chuột hay dưa lưới, tôi mới hiểu tại sao Sáng lại bước đi trên con đường này.

Và thành công đến với Sáng không phải vì những kết quả mà em đạt được, mà là quá trình cậu ấy “theo đuổi” để được như bây giờ.

Cũng từ “đôi bàn tay trắng”, Sáng đã tự tạo thị trường cho riêng mình, vừa có thể sản xuất lại vừa có nơi tiêu thụ sản phẩm. Những sản phẩm mà Sáng làm ra đều được chuỗi cửa hàng sạch tại TP Vinh, huyện Nghi Lộc tiêu thụ. Mùa mưa bão, Sáng đã mạnh dạn đầu tư trồng cải bó xôi, kết quả những cân cải bó xôi sạch, chất lượng đến được tay khách hàng.

Những tấm gương trên quả thực là những “chiến sỹ áo xanh” với tinh thần xung kích, với nhiệt huyết tuổi trẻ luôn sẵn sàng cống hiến và hy vọng sẽ tiếp sức cùng lan tỏa tinh thần cho thế hệ thanh niên trên mọi lĩnh vực.

Bừng lên sức sống Tháng thanh niên

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lao động sản xuất, nhưng số mô hình đạt hiệu quả so với tổng số đoàn viên thanh niên vẫn còn quá ít; một số mô hình làm chưa khoa học thiếu tính bền vững. Nhiều nơi đặc biệt là khu vực miền núi chưa tạo được độ tin cậy để cho thanh niên phải đi xa làm ăn, mới đảm bảo cuộc sống.

T.Ư Đoàn TNCSHCM ký kết các chương trình phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương, các doanh nghiệp để tạo nguồn lực hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

T.Ư Đoàn TNCSHCM chỉ đạo các cấp Đoàn làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia XDNTM; làm nòng cốt trong phong trào XD hạ tầng, bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế, khởi nghiệp; giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; làm nòng cốt trong XD đời sống văn hóa ở nông thôn. Đặc biệt, chương trình “Trí thức trẻ tình nguyện XDNTM” đã đưa đông đảo đội ngũ giảng viên trẻ, sinh viên xuất sắc hỗ trợ các địa bàn khó khăn XDNTM.

Anh Lê Văn Lương, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An, cho biết: “Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn – Hội từ tỉnh đến cơ sở đã phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động triển khai tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương, có nhiều đóng góp tích cực trong bức tranh phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Cùng với đó, tuổi trẻ Nghệ An cũng có nhiều đóng góp tích cực, nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, thiết thực trong phong trào “Tuổi trẻ chung tay XDNTM”. Với những kết quả đã đạt được, tuổi trẻ Nghệ An sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong năm 2021, năm đặc biệt của tuổi trẻ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021)”.

Trong giai đoạn 2013-2020, Nghệ An xây dựng hơn 1.000 mô hình thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho 4.200 lao động; phát triển 17 CLB thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện với hơn 300 thành viên; 13 mô hình HTX, 75 mô hình tổ hợp tác thanh niên. Nhận ủy thác từ NHCSXH với tổng dư nợ hơn 1.237 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.600 lao động...

Ngược lại, cũng có nhiều thanh niên nông thôn hiện nay có nhu cầu khởi nghiệp, lập thân lập nghiệp tại địa phương. Một phần là do hiện nay các khu công nghiệp, nhà máy đầu tư xây dựng nhiều và tập trung ở các khu vực nông thôn, tạo điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm cho thanh niên.

Để thanh niên trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phát triển kinh tế nông thôn, trong việc XDNTM thì tổ chức Đoàn - Hội các cấp phải khẳng định được được vai trò, trách nhiệm trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn. Thông qua việc tổ chức các Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn; Thành lập Đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp con giống, cây giống cho thanh niên có nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương; Duy trì hiệu quả các Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện là nơi để các thanh niên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh...

Theo anhTrần Chí Được, Bí thư Đoàn xã Nghi Tiến: “Khó khăn lớn nhất của cấp cơ sở là vấn đề công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên. Đối với Nghi Tiến, có đến 25% đoàn viên thanh niên không có công ăn việc làm, và những đoàn viên, thanh niên này đều không tham gia sinh hoạt đoàn. Bên cạnh đó, một số đoàn viên, thanh niên muốn đầu tư xây dựng trang trại gia trại thì rất khó để triển khai bởi thiếu nguồn vốn, vướng vào dự án”.

Để giải được bài toán đoàn viên, thanh niên ở cơ sở, theo anh Được, đầu tiên là phải củng cố được lực lượng cán bộ đoàn về kỹ năng và nghiệp vụ công tác dân vận và thanh vận.

Phong trào “Tuổi trẻ chung tay XDNTM” đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó không chỉ là những công trình, mô hình cụ thể, mà quan trọng hơn, hình ảnh thanh niên được khẳng định trong công cuộc phát triển ở mỗi địa phương.  Diện mạo của không ít làng quê nhờ “làn sóng” đó ngày càng “thay da đổi thịt”. Bằng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ, “lực lượng áo xanh” đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong các công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Những bài học rút ra: Thanh niên là lực lượng xung kích của cách mạng, là vận mệnh của quốc gia, là tương lai của dân tộc. Để thanh niên thực hiện tốt sứ mệnh nói chung và công cuộc XDNTM nói riêng, ngoài các chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ, khuyến khích, động viên thì bản thân thanh niên phải tích cực học tập và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tích cực tham gia các phong trào do chính quyền và Đoàn phát động, nhất là trong phát triển kinh tế, và cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cho cả người dân và thanh niên.

Thực hiện các hoạt động chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, nhấn mạnh: “90 năm ngày thành lập Đoàn không chỉ là dịp kỷ niệm, mà là dịp để chúng ta khẳng định sức mạnh đoàn kết của tổ chức; đồng thời cũng là dịp để truyền tải thông điệp của tổ chức Đoàn đến với cấp ủy, chính quyền các cấp, đến với xã hội, và đặc biệt là nhìn lại 90 năm để có những định hướng, phát triển trong tương lai”.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.

Đối với thanh niên xung phong, Nghị định nêu rõ 3 chính sách: Chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ; chính sách đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, kỹ thuật trong tổ chức thanh niên xung phong.

Sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, thanh niên tình nguyện được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền; được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác; được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao; được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.

Để tạo cơ chế, nguồn lực cho các cấp bộ Đoàn triển khai các hành động tham gia XDNTM, T.Ư Đoàn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 đề án: Đoàn TNCSHCM tham gia XDNTM giai đoạn 2013-2020, Thanh niên khởi nghiệp, Đoàn TNCSHCM xung kích bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH; đồng thời ban hành các nghị quyết, kết luận để hỗ trợ thanh niên làm kinh tế.

Theo Lưu Khuyên/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/dau-an-mau-ao-xanh-trong-xay-dung-ntm-o-xu-nghe-post41033.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay24,533
  • Tháng hiện tại255,237
  • Tổng lượt truy cập92,632,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây