Học tập đạo đức HCM

Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới qua các phong trào thi đua

Thứ ba - 17/11/2020 02:19
Hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phát động, các cấp, các ngành, địa phương và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm thi đua xây dựng nông thôn mới, qua đó phong trào đã thực sự đi vào đời sống, đạt được nhiều kết quả quan trọng theo đúng lộ trình đề ra, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.

Nhân dân xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà dọn dẹp đường làng, ngõ xóm

Sau 05 năm tổ chức, triển khai thực hiện, các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Nhiều cơ quan, đơn vị đăng ký giúp đỡ các địa phương xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực; các cụm, khối thi đua tổ chức ký kết giao ước thi đua với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực về xây dựng nông thôn mới...

Tiêu biểu như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hưởng ứng và triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 07 tháng 10 năm 2016 giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã cụ thể hóa phong trào, gắn tên gọi của đơn vị với Phong trào “chung sức xây dựng nông thôn mới” hoặc tổ chức Phong trào “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới để phát động trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ; Hội Cựu chiến binh tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội hưởng ứng tham gia, gắn Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” với Phong trào “Cựu chiến binh hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”; Tỉnh đoàn phát động Phong trào “Tuổi trẻ Kon Tum chung tay xây dựng nông thôn mới” kết hợp với Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nhân Ngày hội “Phụ nữ Kon Tum chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới” và tổ chức có hiệu quả các Mô hình “Đường làng nhà tôi sáng - xanh - sạch - đẹp”, “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số với nông thôn mới”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản” trong các cấp hội nhằm giúp người dân thay đổi nhận thức và có ý thức hơn trong việc làm đẹp cảnh quan thôn, xóm, gìn giữ môi trường.

Hội Nông dân tỉnh với Phong trào “Thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh” đã chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể trong giai đoạn 2015 - 2020 như: đóng góp 126.027 ngày công, hiến trên 8.000 m2 đất, góp 1,718 tỷ đồng để tu sửa đường giao thông và làm mới đường bê tông nông thôn; các huyện, thành phố với Phong trào “Hiến đất mở đường, xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp”...

Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua, nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới được đề xuất ban hành phù hợp với địa phương; nhiều cách làm hay được cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện có hiệu quả; công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực xã hội hóa cũng được quan tâm… tạo nên hiệu quả rõ nét trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể như Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại huyện Đăk Hà và huyện Đăk Glei đến năm 2020, Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh, Đề án Đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu, Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 của ngành nông nghiệp; phương án xây dựng đường giao thông nông thôn ở các địa bàn khó khăn của ngành giao thông; chương trình cho vay ưu đãi đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và đẩy mạnh áp dụng các hình thức cho vay ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn của ngành ngân hàng; việc tham gia đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà rông văn hóa, tặng bò giống, sổ tiết kiệm của các đơn vị lực lượng vũ trang.

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như: Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum với số tiền đóng góp, ủng hộ 1,3 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy phối hợp với địa phương thực hiện Chương trình hỗ trợ 30 hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh tại xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai) và nhiều công ty khác có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực tham gia đóng góp cho phong trào... góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, hướng tới mục tiêu sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Quá trình triển khai thực hiện phong trào, xuất hiện nhiều điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong lao động sản xuất, vận động gia đình và người thân hiến đất, góp công sức tham gia kiến tạo nông thôn, như hộ gia đình ông A Rơi và A Đông tại xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô hiến 12.800 m2 đất (trong đó ông A Đông hiến 4.500 m2  đất đang trồng 100 cây cao su năm thứ 8) để xây dựng trường Mầm non trung tâm và đường giao thông liên thôn; hộ gia đình ông U Đê và A Leo tại xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy hiến 750 m2  đất để làm đường giao thông nông thôn.

Hay tại huyện Ngọc Hồi có hộ gia đình ông A Khao, ông A Dun ở xã Đăk Ang hiến 2.400 mđất (trong đó ông A Khao hiến 1.600 m2), hộ gia đình ông Xa Văn Dương ở xã Pờ Y hiến 150 m2 đất thổ cư, 01 ngôi nhà cấp 4 diện tích 80 m2 trị giá 350 triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn; Công ty TNHH MTV Cà phê 734 đã chặt bỏ 200 cây cà phê của công ty để mở rộng tuyến đường tại thôn 5, xã Đăk Mar.

Mô hình “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số với nông thôn mới” tại xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy), tại thôn 3 thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) hay tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà); Mô hình “Hàng rào, cổng ngõ” tại xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy), xã Ia Đal (huyện Ia H'Drai), xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); mô hình phân loại rác thải tại xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum); mô hình “Cựu chiến binh thu gom túi ni lông, chai lọ từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật” của Hội Cựu chiến binh xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum); mô hình xây dựng bể đựng các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Đăk Hà; mô hình xóa điểm đen về môi trường, xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh cho nhà dân ở các huyện trên địa bàn tỉnh …

Đến nay, toàn tỉnh có 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đề ra (ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới); trong đó, một số huyện có số xã đạt chuẩn nông thôn mới với tỷ lệ cao như huyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy và Đăk Hà.

Có thể thấy, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự tích cực triển khai của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương; sự nỗ lực không ngừng khắc phục khó khăn, quyết tâm thi đua xây dựng nông thôn mới của các tầng lớp Nhân dân, phong trào thực sự đi vào đời sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng theo đúng lộ trình đề ra, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nông thôn mới ngày càng được hoàn thiện, đời sống Nhân dân được nâng cao, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.

Bài, ảnh: Dương Nương/komtum.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay16,412
  • Tháng hiện tại1,129,380
  • Tổng lượt truy cập92,303,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây