Học tập đạo đức HCM

Độc đáo sản phẩm gạo tím

Thứ ba - 17/11/2020 02:00
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại gạo, nhưng gạo tím do bà Võ Thị Đức - Giám đốc Công ty Duy Đức Hưng, có trụ sở tại khu vực Phụng Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, sáng chế ra là “độc nhất vô nhị”. Sự độc đáo của gạo tím đến từ sự kết hợp giữa gạo trắng và khoai lang tím, để tạo ra loại gạo mà cả thế giới chưa ai làm được.

Bà Võ Thị Đức - Giám đốc Công ty Duy Đức Hưng và sản phẩm gạo tím
Theo bà Đức: “Trong khoai lang tím có rất nhiều chất dinh dưỡng như: mangan, canxi, vitamin A, B, choline. Riêng chất anthocyanin rất tốt cho tim mạch. Khoai lang tím còn cải thiện được chức năng gan, giảm cân. Ngoài ra, trong khoai lang tím còn một số chất giống như kháng thể, diệt được một số vi khuẩn. Từ đó, tôi mới suy nghĩ sao mình không dùng một số tính chất tốt của khoai lang tím để kết hợp với gạo, biết đâu nó sẽ giảm đi dư lượng thuốc trừ sâu”.
Tuy nhiên, phải trải qua 6 tháng trời ròng rã, hư hàng tấn khoai, hàng trăm kí gạo, bà mới thành công. Bởi vì loại gạo này chưa hề có trên thị trường, nên không có tài liệu để nghiên cứu. Bà Đức cho biết, việc sản xuất gạo tím trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó khó nhất là công đoạn sấy, bởi vì nếu sấy không đúng nhiệt độ và thời gian thì gạo sẽ bị hư. Giai đoạn này làm bà tốn rất nhiều chi phí khi phải mời nhóm kỹ sư trên thành phố Hồ Chí Minh xuống lắp đặt hệ thống sấy, nhưng hệ thống này cũng không phát huy hiệu quả. Từ đó, tự bà mày mò, nghiên cứu, tự thiết kế hệ thống sấy tự động cho riêng mình. Và phải đến hệ thống thứ 3 mới thành công. Bà Đức chia sẻ: “Trước hết, gạo trộn với muối bọt để làm sạch thì tính chất của muối sẽ thấm vào bên trong hạt gạo, làm sạch đi vỏ bên ngoài, không thẩm thấu tới bên trong. Còn khoai lang tím thì phải rửa sạch, ngâm một lượng muối nhất định qua 1 đêm, sau đó vớt khoai lên, và ủ trong nồi với nhiệt độ từ 120 đến 150 độ C để cho khoai chín. Gạo sau khi đã làm sạch, ủ qua đêm, sau đó kết hợp khoai và gạo lại, tiếp tục ủ từ 6 đến 10 giờ, tốt nhất là 10 giờ. Tiếp theo đến giai đoạn tách, tách khoai và gạo ra, đây là công đoạn rất khó, cũng là bí quyết của sản phẩm”.
Cũng theo bà Đức, tất cả các loại gạo đều có thể làm được gạo tím, nhưng ngon nhất là gạo trắng sữa Tứ Minh. Còn khoai lang thì có thể mua ở Vĩnh Long, Vĩnh Thuận (Kiên Giang) và Sóc Trăng, nhưng ngon nhất phải là khoai Vĩnh Long. Nên chọn củ khoai không sâu, không hư, đủ độ màu, trọng lượng từ 30gr trở lên, củ tròn hay dài đều được.
Sau khi nghiên cứu thành công gạo tím, bà Đức cho hàng xóm, bạn bè và các đầu mối tiêu thụ dùng thử, và 90% trong số đó đánh giá cao. Bà Nguyễn Thị Mánh, ở phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt là một trong những người thường xuyên sử dụng gạo tím nói: “Gạo tím ăn rất ngon, làm cho người mình khỏe ra, cải thiện giấc ngủ, ngon hơn gạo trắng nhiều, có vị ngọt. Nếu gạo trắng mình ăn 1 chén cơm, thì gạo tím mình ăn được 2 chén”.
Được biết, gạo tím có chức năng giảm cân, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón, ngăn ngừa quá trình lão hóa, phòng chống cao huyết áp, tim mạch, điều trị nám, kháng viêm hiệu quả.
Không những vậy, mỗi lần ra mẻ sản phẩm gạo tím mới, bà Đức đều nấu cơm dùng thử để cảm nhận sản phẩm đạt chưa, có an toàn không. Sau đó, bà cho những người quen dùng thử để xem họ đánh giá thế nào. Nếu đạt, sản phẩm mới đến với người tiêu dùng.   
Hiện nay, mỗi ngày công ty của bà Đức phân phối từ 500 ký đến 1 tấn gạo tím với giá 50.000đ/kg, chủ yếu bằng hình thức bán hàng online thông qua 2 trang thương mại điện tử: Viettel và Lazada. Sắp tới đây, bà sẽ bán tại các chợ truyền thống ở miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết, bà Đức đang làm thủ tục để đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm gạo tím, cùng hệ thống sấy tự động mà bà nghiên cứu trong quá trình sản xuất loại gạo “độc nhất vô nhị” này. Là chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo, nhưng vì tình yêu dành cho hạt gạo Việt Nam, mà bà không ngần ngại bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết để tạo ra loại gạo mà cả thế giới chưa hề có. Mặc dù doanh số hiện nay chưa nhiều, nhưng trong tương lai, loại gạo này sẽ được người tiêu dùng đón nhận, bởi những tính năng mà nó mang lại.
 
Quốc Trấn/cantho.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại388,184
  • Tổng lượt truy cập90,451,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây