Học tập đạo đức HCM

Gà ủ muối Đan Phượng đạt OCOP 4 sao

Thứ năm - 09/09/2021 08:20
Sau chuyến đi xuất khẩu lao động ở Trung Quốc, một phụ nữ ở Đan Phượng đã thành công trong việc chế biến món gà ủ muối, chân gà ngâm mắm ớt… đạt OCOP 4 sao.

Ăn “cơm Tàu”, học làm gà ủ muối…

Chị Hoàng Thị Thảo, Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Thanh Food Việt Nam, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội), cho biết, chị nguyên là cử nhân Quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính.

img-63841.JPG
 

 Công nhân Thanh Thanh Food đang làm việc tại Công ty

Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính, chị Thảo đã may mắn nhận được hợp đồng xuất khẩu lao động, thời hạn 2 năm ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Công việc chủ yếu là đóng gói thuỷ hải sản, mức lương được trả từ 17 – 25 triệu đồng/tháng.  

Để sang nước bạn làm việc, chị đã phải tham gia khoá học tiếng Trung trong 6 tháng. Buổi ngày làm việc cho công ty, buổi tối đi làm thêm cho các nhà hàng ẩm thực ở Thành phố Thâm Quyến.

Tại đây, chị Thảo được ăn món gà ủ muối, chân gà ngâm mắm ớt, và chị đã bị chinh phục ngay, bởi cách chế biến món gà độc đáo của người Hoa. Đúng như trong dân gian đã lưu truyền câu nói: “Cơm Tàu, vợ Nhật, ngủ nhà Tây”. Trong đầu óc chị lúc này, đã loé lên ý nghĩ, nếu đưa món gà này về Việt Nam, chắc chắn sẽ thành công.

Vì vậy, chị vừa làm việc, vừa âm thầm học hỏi, cách làm món gà ủ muối của người Trung Quốc. Đó là, gà thịt được giết mổ sạch sẽ, vặt hết lông con, ngâm dấm sấu khoảng 2h, sau đó đun nước luộc có muối, gừng, sả, để rửa sạch và giúp át mùi hôi.

Kỹ thuật nấu: khi nước sôi, cho gà vào nhúng xuống, nhấc lên, và lặp lại nhiều lần như vậy để gà chín, nhưng không bị nứt, và vẫn giữ được làn da căng đẹp. Cứ liên tục như vậy, sau 10 phút lại ngâm gà vào nước lã (chân gà sẽ trắng hơn so với bình thường), nhúng gà và ngâm đủ 3 lần như vậy mới đem ủ. 

Nếu muốn gà có màu vàng đẹp, thì dùng nghệ tươi xay nhỏ, chưng với dầu ăn, ủ lạnh từ 12 - 14h, sau đó mới đem hút chân không. Tuy nhiên, máy hút chân không cũng phải đủ nhiệt độ, hoặc túi chân không cũng phải là hàng xịn.

Do vừa làm, vừa mày mò như vây, nên Thanh Thanh Foode đã phải “trả giá” rất nhiều, đó là khi đóng gói, ép chân không, do mua túi ni lon trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc, vì vậy, hàng bị xịt chân không, phải đổ đi gần 1 tấn sản phẩm.

Sau đó, tìm hiểu kỹ thị trường (mua túi VA), hàng Việt Nam chất lượng cao, mới đảm bảo việc hút chân không, và giữ được sản phẩm như ngày nay.

Theo đó, ngoài món gà ủ muối kể trên, chị Thảo còn học được bí quyết, chế biến các món ăn rất phong phú từ gà như: chân gà rút xương ngâm xì dầu; chân gà ngâm muối ớt, tương ớt; cách làm lòng lợn, dạ dày lợn, ăn giòn và thơm ngon.

Bí quyết này rất đơn giản, đó là phải ủ bằng đá lạnh. Ví như: người Trung Quốc thường ngâm chân gà, lòng lợn với ớt xanh (của người Huế), dấm, muối, để khử trùng. Sau khi rửa, ngâm dấm đủ thời gian rồi mới đem luộc, luộc xong lại rửa 3 - 4 lần bằng nước đóng bình la vi (gà luộc cũng làm như vậy), và đem ủ lạnh mới giữ được độ giòn.

Trong khi đó, cách làm của người Việt lại ngược lại: Ví như: chân gà ngâm với sả, tắc, ớt đỏ, do vậy, ăn không giòn, có vị ngọt và mùi mắm...

img-6382.JPG
 

 Công nhân đang nhúng gà để chuẩn bị ủ muối 

Nguồn nguyên liệu để chị Thảo chế biến và cung cấp cho thị trường là gà Mía Sơn Tây, đặc sản gà tiến Vua nổi tiếng của huyện Ba Vì (Hà Nội). Hiện, Công ty đang có 3.000 con gà ủ muối, 6 tấn chân gà, trong đó có 7 sản phẩm đã đạt OCOP 4 sao năm 2021.

Nỗ lực cùng chủ thể OCOP            

Trao đổi với chúng tôi, chị Hoàng Thị Thảo, Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Thanh Food Việt Nam, cho biết: “Ngày 15/1/2020, Công ty Thanh Thanh Food Việt Nam được khai sinh, ngày 11/6 chúng tôi đã có được Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm. Chưa đầy 5 tháng sau (4/11) Công ty đã có Chứng nhận ISO 14001 (hệ thống quản lý ATTP). Và cuối cùng, niềm vui vỡ oà của toàn Công ty chúng tôi là, ngày 4/12, sản phẩm gà ủ muối của Thanh Thanh Food đã đạt OCOP 4 sao.

Đáng ghi nhận nữa là, trong điều kiện làm việc của năm 2021, do dịch Covid-19 kéo dài, song, Công ty Thanh Thanh Food Việt Nam, vẫn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, đã giúp đỡ chúng tôi nhanh chóng thành công như ngày hôm nay”.

Tính đến hết năm 2020, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch Thành phố giao, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%), 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,4%), 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29%), của 72 doanh nghiệp, 82 HTX và 101 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP được công nhận có 691 sản phẩm thực phẩm (chiếm 65,6%), đồ uống 30 sản phẩm (chiếm 2,8%), thảo dược 7 sản phẩm.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết: “Năm 2021, mặc dù Dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng, song, Sở cũng đã nỗ lực để tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo. Qua đó, giúp các chủ thể kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP để quảng bá, xúc tiến thương mại, đến người tiêu dùng. Mặt khác, qua đó các đặc sản vùng miền của địa phương, từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì; phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện, chúng tôi đã xây dựng được 14 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Đặc biệt là Hà Nội đã có “Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, gắn với du lịch sinh thái quốc gia tại Thủ đô Hà Nội”.

Bài viết có sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội.

Theo Yên Như/nongnghiep.vn
https://kinhtenongthon.vn/ga-u-muoi-dan-phuong-dat-ocop-4-sao-post45315.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại311,452
  • Tổng lượt truy cập92,689,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây