Học tập đạo đức HCM

Gia Lai: Làm nông nghiệp công nghệ cao, trai trẻ Gia Lai đưa dâu tây vào nhà lưới

Chủ nhật - 12/07/2020 02:31
Dám đương đầu với thử thách, mạnh dạn học hỏi để đầu tư có hiệu quả vào mô hình trồng dâu tây theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, kỹ sư trẻ Nguyễn Công Hậu ở thôn 7, xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah, Gia Lai) được xem là tấm gương khởi nghiệp điển hình của địa phương.

Vườn dâu tây trồng theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của anh Hậu là minh chứng cho sự thành công nhờ sự năng động ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

Có sự hậu thuẫn mạnh từ gia đình

Sinh năm 1996, ngay sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, chàng sinh viên trẻ của khoa Nông học (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) không đi tìm việc theo đúng chuyên ngành đã học, mà quyết định khởi nghiệp bằng việc trồng dâu tây.

Thời điểm đó có rất nhiều người, kể cả bạn bè và gia đình đều không đồng tình với quyết định của Hậu; song thấy con trai quyết tâm thực hiện ý nguyện, gia đình anh đã đồng ý và hỗ trợ về nhiều phương diện.

Tư duy khác biệt của chàng kỹ sư trẻ - Ảnh 1.

Nguyễn Công Hậu trao đổi với thanh niên địa phương về kỹ thuật trồng cây dâu tây trong nhà lưới theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lữ Hồng

Với những nỗ lực của mình, mô hình dâu tây theo hướng nông nghiệp công nghệ cao của Hậu đã được lựa chọn là 1 trong 23 dự án xuất sắc nhất cuộc thi Làm nông thời công nghệ 4.0 do Báo NTNN/Dân Việt tổ chức.

Nói về quyết định của mình, Nguyễn Công Hậu chia sẻ: "Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn ở địa bàn Gia Lai lúc bấy giờ khi giá tiêu, cà phê đang khá thấp và bấp bênh, tôi muốn tìm mô hình nào đó để thay đổi cơ cấu cây trồng, làm đa dạng cơ cấu cây trồng hơn. Tôi yêu thích trồng cây, cộng thêm với khi học những kiến thức ở trường truyền đạt cho tôi những cái tư tưởng phải làm cái gì đó khác biệt nên tôi đã chọn mô hình dâu tây".

Với số tiền hơn 300 triệu đồng từ sự hỗ trợ của bố mẹ và vay mượn thêm, Hậu đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính, mua các giống dâu tây New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… về trồng thử trên diện tích 400m2. Đây là vườn dâu tây đầu tiền ở địa phương áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Vườn dâu được lập trình tưới nhỏ giọt và phun sương tự động theo công nghệ Israel, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình, sản xuất sạch, công nghệ cao, sử dụng phân hữu cơ với mức độ vừa phải, tạo môi trường cho trái dâu phát triển thuận lợi, đem lại năng suất vượt trội.

Sau hơn 1 năm triển khai, vườn dâu đã bắt đầu cho thu hái. Với giá bán từ 300.000 -400.000 đồng/kg, mô hình dâu tây hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, Hậu cũng đã nhân và bán trên 2.000 cây giống, với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/cây.

Nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển

"Bước khởi đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguyên vật liệu làm nhà lưới. Tất cả các nguyên liệu chủ yếu nhập từ Sài Gòn và một số tỉnh, thành như Đà Lạt. Ngoài ra một số nguyên liệu nhập từ nước ngoài như Isael..."

"Tiếp theo đó là về kỹ thuật trồng cây dâu tây, đó là một cây khá là mẫn cảm, phải chăm nó rồi tỉa lá, rồi tỉa hoa, phòng trừ sâu bệnh cũng rất là khó khăn vì mình đang làm theo phương pháp hoàn toàn bằng sinh học nên mọi cái về phòng trừ sâu bệnh thì mình phải tự mày mò, tìm kiếm để có thể làm cho đến bây giờ" - Hậu chia sẻ.

​​​​​Với tư duy của một người trẻ tuổi, Hậu đã nhanh chóng tìm hiểu nhu cầu của thị trường đối với loại quả dâu tây; mang sản phẩm đi giới thiệu tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai và rất được ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Dư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah, Gia Lai) nhận xét: "Với mô hình này đi đầu trong việc phát triển mô hình dâu tây trên địa bàn xã Nghĩa Hưng. Đây cũng có tín hiệu đáng mừng là hiện tại mới đầu vụ thu hoạch dâu tây thôi nhưng mà quả dâu tây rất lớn, các cây dâu tây cũng đang phát triển rất tốt...".

Theo ông Dư, so với nhiều vườn dâu tây trên địa bàn tỉnh Gia Lai thì vườn dâu tây ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao này rất hiệu quả, nhất là cây khỏe, quả to, bóng và chất lượng quả rất tốt. Thời gian tới, cũng mong muốn cơ quan chức năng quan tâm tạo điều kiện để mô hình dâu tây, mô hình mới của địa phương phát triển, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng cho bà con nông dân trên địa bàn.

Con đường khởi nghiệp, vượt qua bao thách thức để vươn tới thành công của chàng trai trẻ Nguyễn Công Hậu thực sự rất đáng trân trọng. Đó là minh chứng sống động về nỗ lực vượt khó để hướng đến thành công của những người trẻ tuổi, có hoài bão, tri thức và khát khao khẳng định mình; đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay17,442
  • Tháng hiện tại377,050
  • Tổng lượt truy cập92,754,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây