Học tập đạo đức HCM

Giúp hộ nghèo có vốn nuôi trâu, trồng cây ăn quả

Thứ tư - 12/05/2021 02:22
Nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát, Lào Cai thoát nghèo, làm giàu qua việc đầu tư các mô hình chăn nuôi trâu sinh sản, trồng rau, cây ăn quả lê, mận…

Có của ăn của để nhờ đầu tư hiệu quả

đầu tư hiệu quảNhư hàng nghìn gia đình khác được vay vốn phát triển kinh tế từ Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh, gia đình ông Lý A Bầy (dân tộc Dao, thôn Bản Trang, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát) từng là hộ nghèo nhiều năm liền ở xã.

Thông qua tổ chức Hội Nông dân tuyên truyền về chính sách của Đảng, Nhà nước cho hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, năm 2008, ông Bầy vay của Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát 15 triệu đồng để chuyển đổi từ trồng ngô sang nuôi trâu sinh sản. Sau năm đầu tiên bỡ ngỡ sang năm thứ hai, sự chăm chút của ông cho trâu mẹ cũng được báo đáp bằng một nghé con ra đời. Theo thời gian, thêm hai rồi ba con nghé nữa ra đời, gia đình ông đã trả hết vốn ngân hàng.

Giúp hộ nghèo có vốn nuôi trâu, trồng cây ăn quả - Ảnh 1.

Từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát, Lào Cai đã đầu tư chăm sóc vườn lê hiệu quả. Ảnh: Kim Thoa

"Trong đợt Covid-19 vừa qua, Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát đã cho gia hạn nợ 496 triệu đồng/12 khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng đẩy mạnh giải ngân tăng trưởng dư nợ với số tiền 6 tỷ đồng/ 495 lượt khách hàng vay vốn".

Ông Lê Xuân Thọ

Năm 2014, gia đình ông tiếp tục vay Ngân hàng CSXH huyện 30 triệu đồng để đầu tư mua máy xay xát phục vụ nhu cầu của bà con trong vùng. Thu mỗi năm vì thế cũng được hơn trăm triệu, bữa ăn đã có thêm thịt cá, rau. Ngôi nhà mới cũng được cất lên tiện nghi với xe máy, tivi, tủ lạnh…

Tương tự, gia đình anh Ly Cá Sứ (ở thôn Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát) cũng là 1 trong những điển hình về sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH.

Anh Ly Cá Sứ cho biết: Năm 2018, được sự khích lệ của chính quyền địa phương và tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH, anh mạnh dạn vay 50 triệu đồng. Đầu tiên anh mua 6-7 con lợn giống về nuôi, đầu tư trồng thêm 1ha rau đậu Hà Lan, su hào, bắp cải… Sau 6 tháng, lợn được xuất chuồng, mỗi con nặng hơn một tạ, bán được 8 triệu đồng/con, anh thu về 40 triệu đồng.

Một năm, anh Ly Cá Sứ nuôi được 2 lứa lợn, vừa để bán, vừa phục vụ gia đình. Rau thì trồng gối vụ, thu hoạch từ tháng 10 âm lịch cho đến tết cũng được khoảng 5 triệu đồng/năm. Gia đình đã thoát nghèo và có vốn để mở rộng đầu tư trồng thêm rau, cây ăn quả (lê, mận...). Từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, gia đình anh trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi của xã, với thu nhập bình quân trên 150 triệu đồng/năm.

Đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn đã giúp người dân địa phương thoát nghèo, ông Hà Ngọc Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Y Tý, cho biết: Từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn đã đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, làm dịch vụ…; góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập ổn định. Việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích đã đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống.

Hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát đã đưa vốn vay ưu đãi đến tận tay người nghèo dưới sự kiểm tra, giám sát của chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể ở từng địa phương qua 21 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn và 276 Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn. Năm 2020, với tổng nguồn vốn huy động và quản lý 320,784 tỷ đồng, doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH Bát Xát chủ yếu tập trung vào một số chương trình: Hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo...

Chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được duy trì ổn định, đến 31/12/2020, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đạt 94,59 điểm, xếp loại tốt; có 21/21 xã có chất lượng hoạt động tín dụng xếp loại tốt, không có xã chất lượng tín dụng xếp loại khá.

Ông Lê Xuân Thọ - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát cho biết: "Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, trong đó có một số bộ phận lớn khách hàng vay vốn Ngân hàng CSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tại Công văn số 1349, trong năm 2020 và 2021, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để rà soát đánh giá mức độ thiệt hại đến các khách hàng vay vốn để thực hiện các biện pháp gia hạn nợ, xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho vay bổ sung để giúp khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống kinh tế gia đình".

Theo Đức Thịnh/danviet.vn
https://danviet.vn/giup-ho-ngheo-co-von-nuoi-trau-trong-cay-an-qua-20210511165632755.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay25,537
  • Tháng hiện tại67,138
  • Tổng lượt truy cập90,130,531
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây