Học tập đạo đức HCM

Người miền xuôi ở nơi miền ngược Bài cuối: Không chỉ tiến kịp mà còn tiến xa hơn...

Thứ tư - 12/05/2021 23:23
Theo tiếng gọi của Đảng “làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi”,việc đưa đồng bào các tỉnh miền xuôi lên phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi được thực hiện.

Miền Phú Nam

Những vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, Thái Nguyên đã đón hàng chục nghìn hộ gia đình từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đến khai hoang tại các xã miền núi. Xã Phú Đô, huyện Phú Lương, ngoài các xóm có từ trước, đã mở rộng thêm 7 xóm Phú Nam do các hộ dân từ huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) lên khai hoang làm kinh tế. Đây là những xóm nông thôn trù phú vào bậc nhất của địa phương.

Đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018, đó là kỳ tích của Phú Đô - 1 trong 5 xã đặc biệt khó khăn của huyện Phú Lương. Một thập kỷ nay, kinh tế - xã hội của Phú Đô có những bước phát triển nhanh, bền vững. Đến nay, 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% đường trục xóm và đường liên xóm được cứng hóa; 85% số kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa; không còn nhà tạm, nhà dột nát; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm, tăng gấp rưỡi so với 10 năm trước đây.

Ngoài thực hiện có hiệu quả các chính sách và nhiều nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, vùng núi để phát triển kinh tế xã hội khu vực này, Phú Đô cũng đã phát huy nội lực để tự bứt phá. Người dân Phú Đô tích cực lao động, sản xuất, có nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao.

Cây chè không chỉ là cây xoá nghèo mà ngày càng góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, giúp người dân làm giàu. Chè Phú Đô được người thu mua đánh giá cao về hương vị và độ an toàn. Thậm chí, những người buôn chè còn khẳng định: Phần lớn chè Trại Cài (một trong các vùng chè nổi tiếng nhất của Thái Nguyên từ xưa) đều là chè Phú Đô, do các xóm phía Nam của xã, từ Phú Nam 1 đến Phú Nam 7 làm ra.

Cây chè là cây trồng chủ lực tại các xóm kinh tế mới. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cây chè là cây trồng chủ lực tại các xóm kinh tế mới. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Văn Cứ, Trưởng xóm Phú Nam 4, 52 tuổi, là dân lên khai hoang năm 1975. Ông Cứ cho hay, cả 7 xóm phía Nam của xã đều có người gốc Phú Xuyên lên khai hoang, hiện trên dưới 200 hộ. Hồi đó ở quê ít đất làm, lại không có nghề phụ nên cuộc sống rất khổ, thiếu đói triền miên.

Nhiều hộ trong xã được vận động đi lên miền núi trồng rừng, làm kinh tế, sẽ được nhà nước cấp gạo ăn hàng tháng, bèn đồng ý đăng ký đi. Gia đình ông Cứ gồm bố mẹ và 5 người con, được đưa đến tận nơi khai hoang. Ông Cứ khi đó đã 13 tuổi nên vẫn nhớ các sự kiện và quang cảnh rừng núi hoang vu.

“Chúng tôi ở xa dân, xa xóm làng, xung quanh toàn là rừng núi, hầu hết các diện tích rừng tạp lẫn tre nứa. Ban đầu các hộ đóng 1 cái trại ở chung, sau đó phát bãi chia mỗi hộ từng khoảnh, những bãi phẳng thì đều là bãi do đồng bào dân tộc khai phá trước đó, khi đất bạc màu không trồng trọt được nữa thì họ lại chuyển đi nơi khác”, ông Cứ cho biết.

Các hộ đều được cấp phát lương thực để ăn gồm gạo, ngô, khoai, sắn khô, công việc chính là đào hố trồng chè - loại chè hạt trung du. Đến nay, xóm vẫn còn nhiều thửa chè hơn 45 năm tuổi, vẫn cho thu hái, năng suất không giảm là mấy nhưng so với chè giống mới thì thấp hơn.

Nói về làm chè, với sự cần cù, chịu khó chịu khổ, làm ăn thận trọng có tính toán trước sau của người miền xuôi ngàn đời gắn bó với đất đai, dân các xóm Phú Nam sớm nắm vững kỹ thuật sản xuất, chế biến chè. Những năm gần đây, cây chè được tỉnh, huyện xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, có nhiều chính sách đầu tư để phát triển, người Phú Nam đã nhanh chóng chớp thời cơ.

Đồng thời với mở rộng diện tích chè bằng cách phá bỏ vườn tạp không hiệu quả, nhiều vườn chè hạt cũng được thay thế bằng các giống chè lai, chè mới năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường tiêu thụ mạnh, như: LDP1; TRI 777; Kim Tuyên; Bát Tuyên… Người dân cũng đầu tư bài bản hệ thống máy móc phục vụ chăm sóc, chế biến chè theo quy trình nông sản an toàn, như giàn tưới tự động, máy vò, máy sao sấy, máy đóng gói…

Bí thư chi bộ xóm Phú Nam 4 - ông Nguyễn Văn Thăng, 52 tuổi, là người giỏi làm ăn của xóm. Ông Thăng có gần 1ha chè, bao gồm cả diện tích mới trồng, mỗi năm thu khoảng 1,2 tấn búp khô giá bán trung bình từ 150 nghìn đồng - 200 nghìn đồng/kg, vào thời điểm cuối năm lên tới 600 nghìn đồng/kg. Hầu hết các gia đình trong xóm đều có từ 0,5 ha chè, nhiều rừng và kết hợp chăn nuôi lợn, bò thương phẩm.

Ông Thăng bùi ngùi, hồi mới lên, chỉ có hai bàn tay trắng. Nói là gia đình nào cũng mang toàn bộ tài sản lên vùng khai hoang, nhưng cũng chỉ có mấy cái nồi, ít quần áo, con dao cái cuốc, chứ ăn mặc thiếu thốn lắm. Tài sản lớn nhất lúc bấy giờ của người đi khai hoang là đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, chịu đựng gia khổ.

Ông Thăng và ông Cứ bày tỏ niềm tự hào với những thành quả đã tạo dựng được, so ra, cho đến giờ, các hộ gia đình lên khai hoang nói riêng và xóm Phú Nam 4 nói chung, không hề thu kém ai, người ta có gì mình đều có, thậm chí người ta còn đang mơ ước những thứ mình có.

Ông Nguyễn Văn Thăng chuẩn bị chè nguyên liệu để sao sấy. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Văn Thăng chuẩn bị chè nguyên liệu để sao sấy. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Dựng xây quê hương mới

Đúng là như vậy. Trước đây, Phú Đô là xã vùng dân tộc miền núi nghèo khó, giao thông vô cùng khó khăn. Cuộc sống của người dân thiếu thốn mọi bề. Việc học của con trẻ cũng vất vả không kém. Trường lớp toàn bằng tre, nứa, thầy giáo cũng ăn sắn ăn khoai bữa có bữa không.

Song, việc học hành luôn được đặt lên hàng đầu, có kiến thức không phải để đi thoát ly mà có kiến thức để mà làm ăn cho hiệu quả. Nay, những con đường của chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp Phú Đô gần với miền xuôi, xe ô tô vào được từng nhà để thu mua nông sản. Nhà nào cũng có những đồ dùng sinh hoạt hiện đại, đắt tiền không kém gì các gia đình ở thành phố lớn. Con em các xóm Phú Nam càng được học hành tốt hơn. Nhiều cháu đã theo học tại các trường đại học lớn.

Với tài sản sở hữu là diện tích vườn chè, rừng keo rộng lớn, các hộ dân Phú Nam có muốn nghèo cũng khó mà nghèo, trừ một vài trường hợp ốm đau bệnh tật. Kinh tế dư dả, người dân có dễ dàng có điều kiện đóng góp tiền của cho công việc lớn của địa phương và tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao của xóm. 

Nhà văn hoá xóm mới hoàn thành với tổng kinh phí 300 triệu đồng, nhà nước cấp kinh phí 100 triệu, còn lại là các hộ dân đóng góp. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2012 đến này, dân xóm cũng tự nguyện đóng góp 3 triệu đồng mỗi khẩu. Không chỉ nhiệt tình ủng hộ các loại quỹ, người dân còn tích cực hiến đất mở rộng đường xá, xây dựng các công trình công cộng.

Các hộ gia đình kết hợp chăn nuôi để tăng thu nhập. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Các hộ gia đình kết hợp chăn nuôi để tăng thu nhập. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thành quả xây dựng nông thôn mới tại Phú Đô có sự đóng góp quan trọng của các xóm khai hoang làm kinh tế. Qua đó càng thêm khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng  toàn quốc lần thứ III (9/1960) và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp kì thứ 5 “về phát triển nông nghiệp miền núi”, củng cố và vun đắp niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xuất phát điểm thuộc các xã khó khăn nhất, giờ đây các xóm Phú Nam và xã Phú Đô đã vượt lên nhóm dẫn đầu của huyện Phú Lương. Với cảnh quan đẹp đẽ, đất đai rộng rãi, thiên nhiên trong lành, cuộc sống bình yên no ấm, Phú Đô đang thực sự trở thành một nơi đáng sống. Gần đây, khá nhiều người có điều kiện kinh tế đã đến các xóm của Phú Đô, tìm mua đất dựng nhà làm nơi nghỉ dưỡng. Với những lợi thế hiện thời, hứa hẹn trong tương lai không xa, Phú Đô sẽ bắt kịp các xã giàu mạnh trên toàn quốc.

Cuộc sống ấm no của người dân và bộ mặt nông thôn mới phát triển vững bền tại các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - vốn là các vùng khai hoang làm kinh tế năm xưa - cũng chính là thành công to lớn của tỉnh Thái Nguyên trong việc cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương phù hợp với tình hình địa phương và triển khai sáng tạo Nghị quyết.

Từ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, chắc chắn tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp thục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo Đồng Văn Thưởng - Cô Ngọc/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bai-cuoi-khong-chi-tien-kip-ma-con-tien-xa-hon-d290742.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay41,601
  • Tháng hiện tại63,534
  • Tổng lượt truy cập90,126,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây