Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Nuôi loài thú ăn lá, ăn cỏ, nhiều đếm không xuể, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ

Thứ tư - 12/05/2021 19:22
Với đàn dê hơn 1.000 nuôi theo hướng công nghệ cao, bán dê thịt, bán dê giống, bán sữa dê, thậm chí phân dê cũng bán được, mỗi năm anh Hai Hồng (Đoàn Văn Hồng, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có doanh thu tiền tỷ.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gò Công Đông Đặng Thành Trung, trại nuôi dê công nghệ cao của Hồng là một trong những mô hình nuôi dê quy mô lớn nhất của huyện . Mô hình nuôi dê công nghệ cao đã cho hiệu quả kinh tế rất tốt.

Tiền Giang: Nuôi con vật khoái khẩu so đũa, bán được thịt, giống, sữa, phân, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ - Ảnh 1.

Trong trại nuôi dê công nghệ cao của anh Hai Hồng, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có doanh thu tiền tỷ.

Nuôi dê công nghệ cao thu tiền tỷ

Trang trại nuôi dê công nghệ cao của anh Hai Hồng nằm ven con đê ngăn mặn. Trong đê, lúa mọc bát ngát, ngoài đê ao tôm liền khít nhau. 

Trang trại nuôi dê rộng khoảng 1.000m2. Năm 2018, anh Hai Hồng xây dựng trại nuôi dê công nghệ cao với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng. Trại làm theo kiểu nhà sàn Nam bộ, được chia thành khu nuôi, như: Khu nuôi dê đực, khu nuôi dê cái và khu dê mới sinh…

Việc phân chia các khu nuôi riêng biệt nhằm chống trùng, cận huyết khi dê tự phối giống, cũng như tránh dê lớn chen lấn giẫm đạp chết dê con.

Hiện, trại nuôi dê công nghệ cao của Hai Hồng đang có khoảng 1.000 con dê. Trong số này có khoảng 500 con dê cái.

Hai Hồng thổ lộ, năm 2000, thấy giá dê thịt trên thị trường khá tốt, anh lên tỉnh Tây Ninh mua con dê cái về nuôi.

Khi đàn dê đang phát triển tốt thì giá dê trên thị trường rơi tự do. Tính riêng năm 2007, anh thua lỗ gần 200 triệu đồng.

Năm 2008, anh được chọn tham gia dự án "Thử nghiệm mô hình cải tạo giống dê địa phương" của tỉnh Tiền Giang.

Khi tham gia dự án, anh Hai Hồng được hỗ trợ một con dê đực giống Saanen (chuyên sữa) của Thụy Sĩ.

Tiền Giang: Nuôi con vật khoái khẩu so đũa, bán được thịt, giống, sữa, phân, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ - Ảnh 2.

Anh Hai Hồng, chủ trại nuôi dê 1.000 con ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)

Từ con dê giống này, anh Hai Hồng cho phối giống với dê địa phương (giống dê Bách Thảo) để lai tạo giống dê chuyên với ưu điểm, như: Trọng lượng lớn hơn, kháng bệnh, khỏe mạnh, dễ nuôi và tỷ lệ cho sữa cao.

Hiện, trại nuôi dê công nghệ cao Hai Hồng còn có một số dê giống ngoại Mỹ, Úc để nhân, nâng cấp đàn giống.

Theo Hai Hồng, để lai tạo được những giống dê mới đạt hiệu quả cao, quan trọng là phải nắm bắt, theo dõi chính xác thời gian phối giống, tiêm phòng vaccine đầy đủ các loại bệnh, như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng đúng định kỳ, đảm bảo an toàn cho đàn dê.

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cho đàn dê cần phải đảm bảo các giống cỏ giàu dinh dưỡng, như: Cỏ voi, cỏ Mulato, cây so đũa.

Hiện, trang trại dê của Hai Hồng chủ yếu cung cấp dê giống cho nông dân.

Riêng dê thương phẩm, mỗi năm anh bán ra thị trường 4.000 - 5.000 con, doanh thu hơn nửa tỷ đồng.

Khách hàng của anh ở khắp các tỉnh, thành trong nước. Thậm chí, anh Hai Hồng còn xuất khẩu dê qua Trung Quốc.

Tiền Giang: Nuôi con vật khoái khẩu so đũa, bán được thịt, giống, sữa, phân, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ - Ảnh 3.

Trại nuôi dê theo hướng công nghệ cao của anh Hai Hồng, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)

Không chỉ bán dê thịt, bán dê giống, anh Hai Hồng còn bán phân dê và đang khai thác sữa dê để bán.

Anh Hồng nhận định, sữa dê sẽ là lĩnh vực có nhiều cơ hội trong thời gian tới vì thị trường đang dần làm quen và đã chấp nhận sữa dê.

Hiện tại, anh Hai Hồng đã bán được sữa dê với giá 50.000đ/lít. Anh đang thiếu hụt nguồn cung sữa dê cho thị trường.

"Lợi nhuận từ con dê gấp nhiều lần trồng lúa. Ở đây nông dân trồng một công lúa, lời 5 triệu đồng/năm. Nhưng nuôi một vài con dê, bán được 25 triệu đồng", Hai Hồng thổ lộ.

Tiền Giang: Nuôi con vật khoái khẩu so đũa, bán được thịt, giống, sữa, phân, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ - Ảnh 4.

Nuôi dê bằng thức ăn công nghiệp là chính. Cây, cỏ chỉ là thức ăn phụ.

Nuôi dê công nghệ cao an toàn, ít rủi ro

Theo Phòng NNPTNT huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), hiện các huyện thuộc vùng dự án ngọt hóa Gò Công, chủ trương mở rộng quy mô đàn dê.

Con dê ít bị dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khan hiếm nước. Nông dân tận dụng cỏ, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn nuôi dê nên vốn đầu tư thấp, đạt lợi nhuận cao hơn so với các loại gia súc khác.

Anh Hai Hồng cho biết, nuôi dê khá dễ, ít dịch bệnh, giá thị trường khá ổn định.

Theo anh Hai Hồng, dự định xây thêm một trại dê cái với 500 con để tăng đàn dê lên 4.000 – 5.000 con.

Kế hoạch của anh là sẽ có một trang trại vài ngàn con dê được nuôi công nghiệp. Toàn bộ trang trại nuôi dê sẽ được tự động hóa.

"Dê sẽ dùng thức ăn công nghiệp, hạn chế cỏ, lá cây", Hai Hồng cho biết.

Theo ông Trung, Hội Nông dân huyện Gò Công Đông đánh giá cao vai trò của anh Hai Hồng trong việc hỗ trợ người dân phát triển đàn dê trong vùng.

Con dê đang giúp nông dân địa phương xóa khó, giảm nghèo hiệu quả.

Tiền Giang: Nuôi con vật khoái khẩu so đũa, bán được thịt, giống, sữa, phân, anh nông dân mỗi năm thu tiền tỷ - Ảnh 5.

Không chỉ bán giống, anh Hai Hồng (trái) còn thu mua dê cho bà con nuôi dê trong vùng.

Mô nuôi dê của Hai Hồng là mô hình điểm để bà con tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong những năm qua.

Ngoài bán dê giống, anh Hai Hồng còn thu mua dê thịt cho bà con nông dân trong vùng.

Được biết, anh Hai Hồng nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp với mô hình nuôi dê.

Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-nuoi-loai-thu-an-la-an-co-nhieu-dem-khong-xue-anh-nong-dan-moi-nam-thu-tien-ty-2021051209255822.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay41,601
  • Tháng hiện tại63,546
  • Tổng lượt truy cập90,126,939
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây