Học tập đạo đức HCM

Giúp nông nghiệp Lai Châu 'thức giấc'

Thứ hai - 01/11/2021 19:13
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng quy mô, đẩy mạnh tỷ suất hàng hóa và sản xuất theo chuỗi.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.

Kêu gọi đầu tư

"Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Lai Châu cần phải tập trung vào 3 trục: quốc gia - vùng - OCOP. Làm thế nào, nhưng nhất định chúng ta không mang mẹt ra thị trường nữa. Tất cả đều phải theo quy mô, tỷ suất hàng hóa và sản xuất theo chuỗi", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu trong buổi làm việc với UBND tỉnh Lai Châu chiều 1/11.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Lai Châu là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp là hơn 526.000ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2020 đạt 5,58% - thuộc tốp đầu cả nước. Tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP như gạo tẻ râu Phong Thổ, gạo séng cù Than Uyên, gạo khấu kỳ Tân Uyên và gạo nếp tan Co Giàng Tân Uyên.

Tại nhiều địa phương khác trên cả nước, rào cản lớn nhất để phát triển nông nghiệp là đất đai, thì Lai Châu có thế mạnh. Diện tích bình quân đất đai đầu người là 2,2ha - gấp 6 lần bình quân cả nước. Diện tích đất trống chưa sử dụng khoảng 240.000ha, tổng diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang cây trồng giá trị cao là hơn 20.000ha.

Không chỉ rộng về đất đai, Lai Châu còn tiềm năng lớn về hệ thống sông, suối, cũng như mặt hồ thủy điện. Tổng diện tích mặt hồ của tỉnh là hơn 16.600ha, trong đó khoảng 5.000 - 6.000ha thích hợp nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt. 

Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu. Tỉnh có 3 đới khí hậu rõ rệt, là đới khí hậu nóng, ẩm dưới 600m - thích hợp cây nhiệt đới; Đới khí hậu mát, ẩm có độ cao từ 600 - 1.000m - thích hợp cây á nhiệt đới; đới khí hậu ôn đới cao trên 1.000m - thích hợp cây ôn đới và nhiều dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, đỗ trọng, đương quy, tam thất...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ trái sang) thăm trại chăn nuôi lợn của anh Trần Văn Tuấn ở bản Pa Hao, xã Bản Giang, huyện Tam Đường (Lai Châu). Ảnh: Bá Thắng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ trái sang) thăm trại chăn nuôi lợn của anh Trần Văn Tuấn ở bản Pa Hao, xã Bản Giang, huyện Tam Đường (Lai Châu). Ảnh: Bá Thắng.

Từ trước đến nay, nông nghiệp Lai Châu được biết đến chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Về trồng trọt, các sản phẩm gạo chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh. Một số sản phẩm lâm sản như thảo quả, sa nhân hiện không thể xuất khẩu snag Trung Quốc.

Về chăn nuôi, phương thức chủ yếu trên địa bàn là theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ (chiếm trên 99%), tập quán chăn nuôi lạc hậu, thả rông gia súc, thể trọng gia súc nhỏ, chủ yếu là giống địa phương. 

Ví Lai Châu như "một người ngủ say", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chung tay "đánh thức" tiềm năng phát triển nền nông nghiệp tỉnh.

"Tôi vừa đi thị sát Lai Châu. Đây là một tỉnh vừa có đất đai, vừa có nhân lực, cộng thêm quyết tâm cao của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, thì chắc chắn nền nông nghiệp sẽ cất cánh", lãnh đạo ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Chuyển hướng theo sản xuất hàng hóa

Trong buổi làm việc chiều 1/11, 14 doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu cả nước đã dự và tham mưu nhiều ý kiến cho Lai Châu phát triển nông nghiệp.

Những vấn đề được các doanh nghiệp như Đồng Giao, C.P, Quế Lâm, T&T, Nafoods... quan tâm chủ yếu nằm ở môi trường đầu tư, chính sách hỗ trợ của tỉnh, cũng như kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở và giao thông.

Lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của khối doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng cho biết, đây là lần đầu ông được tiếp xúc với nhiều "đại bàng" nông nghiệp đến thế. Lãnh đạo tỉnh miền núi phía Bắc thông tin, rằng Lai Châu là một trong những tỉnh có tỷ suất đầu tư cho nông nghiệp lớn bậc nhất cả nước.

Để tái cơ cấu theo Nghị quyết Trung ương 26, và Quyết định 899 của Chính phủ, Lai Châu hiện phát triển các hàng hóa tập trung cho một số sản phẩm chủ lực như chè (trên 8.500ha), mắc ca (trên 5.600ha), cây ăn quả (trên 8.200ha), cao su (gần 13.000 ha). 

Chè là thế mạnh của Lai Châu, với sản lượng chè búp tươi đạt 44.000 tấn, sản lượng chè khô đạt khoảng 10.000 tấn/năm. Sản phẩm chè của tỉnh đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Trung Đông, Nam Á, Đài Loan. Ngoài chè, Lai Châu còn tập trung đẩy mạnh cây mắc ca, với các giống tuyển chọn như 246, 816, 849, OC, QN... 

Một trong những điểm doanh nghiệp e ngại nhất khi rót vốn vào Lai Châu là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vấn đề này sẽ được giải quyết.

Ông Dũng cam kết, các tuyến đường kết nối với đồng bằng sông Hồng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sẽ sớm hoàn thành. Cụ thể, tuyến TP Lai Châu - Sìn Hồ, TP Lai Châu - Nậm Tăm, tuyến tỉnh lộ 127, Quốc lộ 32, Quốc lộ 12, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, tuyến Ma Lù Thàng - Kim Bình - Vân Nam.

"Lai Châu sẽ tập trung nguồn lực vào việc phát triển đa dạng các mô hình nông nghiệp, như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn... như ý kiến của doanh nghiệp", Chủ tịch Trần Tiến Dũng nói.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển các loại cây lâm nghiệp đa mục đích. Trong đó, phấn đấu đưa cây mắc ca lên thành 118.000ha, quế 15.000ha. Ngoài ra, tỉnh sẽ duy trì diện tích vùng chè chất lượng, an toàn khoảng 10.000ha, đồng thời chú trọng phát triển chế biến theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Về chăn nuôi, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cam kết chuyển dần phương thức từ nông hộ, thả rông sang hướng kiểm soát. Tỉnh đang xúc tiến một số đề án phát triển chuồng trại chăn nuôi, đồng thời tổ chức các phương án thu gom chất thải chăn nuôi, cải tạo đàn, cung cấp giống chất lượng. 

Ông Trần Tiến Dũng hứa sẽ tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp để tổ chức chăn nuôi quy mô lớn, phát triển các gia súc như bò thịt, bò sữa, lợn thịt. Ngoài ra, tỉnh cũng ấp ủ kế hoạch xây dựng một nhà máy phân bón hữu cơ gắn với chăn nuôi, nhằm cung cấp cho nhu cầu trồng trọt trên địa bàn.

Chuẩn bị Hội nghị xúc tiến đầu tư

Có nhiều tiềm năng, như Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến ví là "thiên thời - địa lợi - nhân hòa", nhưng nông nghiệp Lai Châu chưa thể cất cánh. Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, tỉnh cần có chính sách mở về đầu tư, và tổ chức các buổi khảo sát theo chuyên đề.

“Với nhiệm vụ và chức năng của mình, Bộ NN-PTNT sẽ kết nối các doanh nghiệp và mời lên Lai Châu khảo sát thực địa. Về phía tỉnh, tôi đề nghị UBND sẽ tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị theo hướng chuyên đề, nhằm giúp những doanh nghiệp có nhu cầu thật sự sẽ đi sâu vào khảo sát thật cụ thể cho từng nhóm ngành hàng, từng vùng nguyên liệu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Chủ tịch UBND Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng. Ảnh: Bảo Thắng.

Chủ tịch UBND Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng. Ảnh: Bảo Thắng.

Trước lời gợi mở của Thứ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng kiến nghị việc ký kết với Bộ NN-PTNT về một cam kết đầu tư.

Ông Dũng cũng đề xuất, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ tỉnh tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư, như một hình thức phục hồi tổ chức sản xuất sau dịch bệnh, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường, nhằm có những phân tích, đánh giá, cũng như cân đối chuẩn xác về cung - cầu, và các hạng mục đầu tư.

Tin tưởng vào tính khả thi trong nhiệm vụ giúp ngành nông nghiệp Lai Châu "thức giấc", Chủ tịch Trần Tiến Dũng bày tỏ: “Tôi thực sự xúc động, khi được dự một hội nghị có ý nghĩa như này. Tôi tin rằng, tất cả các doanh nghiệp ngồi đây đều sẽ tìm thấy điểm chung trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh”.

Vui mừng khi thấy Lai Châu và các doanh nghiệp bắt đầu tạo dựng sự kết nối, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý thêm, về định hướng phát triển nông nghiệp cho tỉnh. Ông bày tỏ, Lai Châu trước mắt cần chọn những sản phẩm đặc sắc, đặc hữu tại Lai Châu, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cả trong và ngoài nước.

“Hành động phải quyết liệt, và phải cho ra kết quả. Rất mong hội nghị hôm nay, cũng như hội nghị xúc tiến đầu tư sắp tới tỉnh tổ chức sẽ là bước đệm giúp Lai Châu phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp", Thứ trưởng khẳng định. 

Theo Bảo Thắng - Đức Minh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/giup-nong-nghiep-lai-chau-thuc-giac-d306638.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm487
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,661
  • Tổng lượt truy cập90,287,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây