Học tập đạo đức HCM

VFC tiếp sức cùng nhà nông thông qua chương trình 'Cánh đồng hội nhập'

Thứ bảy - 27/11/2021 02:37
Sau một năm triển khai, chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên cả phương diện kỹ thuật đến hiệu quả về mặt kinh tế.
Ngày 26/11/2021, VFC tổ chức hội nghị trực tuyến “Tổng kết chương trình Tiếp sức cùng nông dân VFC – Cánh đồng hội nhập”.
Ngày 26/11/2021, VFC tổ chức hội nghị trực tuyến “Tổng kết chương trình Tiếp sức cùng nông dân VFC – Cánh đồng hội nhập”.

Tiếp nối chương trình "Tiếp sức cùng nông dân", Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) – một thành viên của Tập đoàn PAN đã triển khai chương trình "Cánh đồng hội nhập" với mong muốn tạo cơ hội để thay đổi tập quán canh tác truyền thống; Xây dựng cộng đồng, sản xuất quy mô đồng nhất; Chung tay nâng cao giá trị hạt gạo, cải thiện thu nhập cho nhà nông, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế. 

Ngày nay, trước xu thế hội nhập quốc tế, nông nghiệp và nông dân Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng tồn tại không ít khó khăn và thách thức cần phải vượt qua. Chất lượng cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao, hạt gạo Việt Nam được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu từng bữa ăn ngon cho người Việt mà phải vươn tầm ra thế giới.

 Để đạt được mục tiêu này, nền sản xuất lúa gạo nước ta phải hướng đến tiêu chí: Hiệu quả trong các khâu sản xuất; Sản phẩm tạo ra phải an toàn cho người tiêu dùng; Sản xuất phải đảm bảo lợi nhuận trong chuỗi cung ứng “từ cánh đồng đến bàn ăn” của mỗi gia đình.

Cùng nông dân hướng đến các giá trị sản xuất bền vững phù hợp với xu thế hội nhập, canh tác khoa học và thông minh để sản xuất "Hiệu quả - An toàn - Lợi nhuận" là mục tiêu của chương trình “Tiếp sức cùng nông dân – Cánh đồng hội nhập” do VFC – thành viên Tập đoàn PAN triển khai thực hiện.

Chính thức ra mắt vào ngày 09/01/2021, chương trình hướng tới mục đích cùng nông dân chung tay xây dựng nền nông nghiệp xanh – bền vững – sẵn sàng hội nhập. Nhiều cánh đồng hội nhập đã được xây dựng trên nền tảng áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Các giải pháp được áp dụng đều có nguồn gốc từ nhiều nước tiên tiến với hoạt chất thuộc thế hệ mới và nguồn gốc từ thiên nhiên... hướng đến việc tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn hơn, chất lượng hơn. Tham gia chương trình, nông dân hội nhập được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng để nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, ngày 26/11/2021, VFC tổ chức hội nghị trực tuyến “Tổng kết chương trình Tiếp sức cùng nông dân VFC – Cánh đồng hội nhập” trong điều kiện dịch bệnh còn phức tạp.

Chương trình đã triển khai hơn 1.000 cuộc tập huấn chuyển giao kỹ thuật trên cánh đồng hội nhập theo mùa vụ, tiếp cận khoảng 15.000 – 20.000 lượt nông dân, từ hình thực trực tiếp đến gián tiếp qua hệ thống online.

Chương trình đã triển khai hơn 1.000 cuộc tập huấn chuyển giao kỹ thuật trên cánh đồng hội nhập theo mùa vụ, tiếp cận khoảng 15.000 – 20.000 lượt nông dân, từ hình thực trực tiếp đến gián tiếp qua hệ thống online.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo tập đoàn PAN, lãnh đạo VFC, đại diện các nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các đài truyền hình Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và các đối tác Syngenta, Corteva... Đặc biệt, hội nghị còn quy tụ sự tham dự của gần 200 nông dân hội nhập và hàng ngàn nông dân tại các điểm cầu.

Tổng kết sau 01 năm thực hiện, chương trình đã đóng góp nhiều giá trị to lớn cho những người nông dân tham gia. Cụ thể, năng suất và lợi nhuận tăng thêm đáng kể so với tập quán truyền thống, từng bước góp phần cải thiện thu nhập và cuộc sống nông dân.

 Số lần phun thuốc giảm – tối thiểu 1 lần/vụ, từng bước hạn chế tối đa đưa hóa chất vào đồng ruộng, thân thiện với môi trường và sức khỏe nông dân, nông sản được đảm bảo chất lượng và an toàn hơn. Nông dân hội nhập và những người nông dân xung quanh được tiếp cận nhiều kiến thức về sản xuất, kỹ năng thuyết trình và dịch vụ nông nghiệp thiết thực… trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các đài truyền hình địa phương, chương trình đã góp phần lan tỏa, tạo điều kiện để nông dân tại nhiều khu vực tiếp cận kịp thời. Mặt khác, chính sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học, các đối tác của VFC... đã góp phần giúp chương trình mang đến nhiều ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế cho nông dân khi thực tế sản xuất.

Hiệu quả từ chương trình 'Cánh đồng hội nhập': năng suất tăng lên 1.2 tấn/ha/năm (15%), lợi nhuận tăng thêm 8 triệu đồng/ha/năm (15-20%).

Hiệu quả từ chương trình "Cánh đồng hội nhập": năng suất tăng lên 1.2 tấn/ha/năm (15%), lợi nhuận tăng thêm 8 triệu đồng/ha/năm (15-20%).

Chia sẻ tại sự kiện, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My cho biết: “Với khát vọng góp phần nâng tầm nền nông nghiệp – thực phẩm Việt Nam, Tập đoàn PAN luôn theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, đặt lợi ích kinh tế song hành cùng những tác động tích cực đến môi trường - xã hội - cộng đồng. Chúng tôi luôn cân đối lợi ích của tập đoàn với lợi ích của người lao động, cũng như các đối tác khác tham gia trong chuỗi giá trị. Lợi ích của người nông dân là động lực thực sự thúc đẩy thành công của doanh nghiệp”.

Trong thời gian tới, bà Trà My cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình hành động, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội như chương trình “Cánh đồng hội nhập” theo sáng kiến của VFC. Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, trong đó VFC cùng với các đối tác chiến lược như Syngenta, Corteva, nhà khoa học, cơ quan truyền thông... gắn kết chặt chẽ cùng nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

“Tập đoàn PAN bao gồm nhiều thành viên trong chuỗi giá trị nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để có nhiều chương trình ý nghĩa và thiết thực hơn nữa, tiếp tục đồng hành cùng người nông dân thông qua việc bổ sung các giống lúa mới, giống rau chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, bao tiêu các sản phẩm chất lượng do nông dân sản xuất... góp phần thực hiện ước mơ nâng tầm nông nghiệp Việt”, bà Trà My nhận định.

Phát biểu bế mạc sự kiện, Chủ tịch VFC Nguyễn Bạch Tuyết chia sẻ, với sự đồng hành của Tập đoàn PAN, VFC sẽ tiếp tục thực hiện và lan tỏa chương trình để mang lại nhiều hơn nữa lợi ích cho nông dân, cho nền nông nghiệp nước nhà. Sự kết nối hiệu quả giữa VFC với nông dân là 1 trong 5 nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững VFC trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

VFC – Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Trải qua hơn 45 năm “Hình thành & phát triển” VFC tự hào là đơn vị dẫn đầu cả nước nhiều ngành quan trọng như Khử trùng, PestMan và Nông dược.

Riêng lĩnh vực nông dược, VFC đã từng bước hoàn thiện bộ sản phẩm với tiêu chí “Chất lượng đích thực”. Thông qua chương trình “Tiếp sức cùng nông dân”, hơn 10 năm qua, hàng triệu ha lúa và các cây trồng khác mỗi năm được bảo vệ an toàn và tối ưu năng suất, hàng trăm nghìn nông dân đã được tập huấn kỹ thuật canh tác và kiến thức nông nghiệp cần thiết phục vụ cho sản xuất.

Cánh đồng hội nhập về làng

Cánh đồng hội nhập về làng

Nông dân nô nức rộn ràng tham gia

Thay dổi tập quán nhà nhà

Sản xuất hiện đại vươn xa thị trường

Gia tăng lợi nhuận ruộng vườn

Sản phẩm an toàn muôn phương nhập khẩu

Giải pháp chất lượng hàng đầu

Nông dân hội nhập tiến sâu vững bền

Sáng tác bởi nông dân hội nhập Nguyễn Văn Sang (An Giang)

PV/Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay49,435
  • Tháng hiện tại279,703
  • Tổng lượt truy cập83,335,698
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây