Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức để sản phẩm OCOP Bắc Giang "bay xa"

Thứ hai - 01/11/2021 19:09
Hơn 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, Bắc Giang có 117 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Giờ đây, nhiều sản phẩm có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, đặc biệt có những mặt hàng đã xuất khẩu đi nhiều nước, mang lại giá trị cao.

Khi chủ thế được tiếp sức

Bắc Giang là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp đa dạng hoá các mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực. Do vậy, khi tỉnh triển khai Chương trình OCOP đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các chủ thể tham gia.

HTX Sản xuất, Kinh doanh, bún bánh, Nông sản sạch Đa Mai (Đa Mai, TP. Bắc Giang), thành lập năm 2017, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào sản xuất bún, bánh các loại. Ngay từ khi tỉnh Bắc Giang thực hiện Chương trình OCOP, HTX đã bắt tay vào thực hiện. Do vậy, ngay trong năm 2019, đã có sản phẩm bún khô đạt chứng nhận 3 sao. Đến năm 2020, tiếp tục có thêm 2 sản phẩm khác đạt 3 sao. Năm 2021, HTX có sản phẩm chè lam và kẹo lạc nằm trong danh sách chấm điểm của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh.


 Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm, HTX Sản xuất, Kinh doanh, bún bánh, Nông sản sạch Đa Mai đã bắt tay ngay vào thực hiện, đến nay HTX có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

Chị Lương Thị Diện, Phụ trách HTX Sản xuất, Kinh doanh, bún bánh, Nông sản sạch Đa Mai cho biết, trước đây, các sản phẩm chỉ tiêu thụ ở quanh thành phố. Sau khi đạt chứng nhận OCOP, được các phòng của thành phố, ngành chức năng của tỉnh quan tâm xúc tiến thương mại, đưa đi trưng bày, giới thiệu. Đến nay, sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến, thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn. Khi chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, có ngày HTX cung cấp 3-4 tấn bún, bánh các loại ra thị trường.

Hiện, HTX Sản xuất kinh doanh tiêu thụ mỳ Trại Lâm (HTX Mỳ Trại Lâm), ở xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang), có 2 sản phẩm mỳ đạt OCOP cấp tỉnh. Không dừng lại ở đó, mới đây sản phẩm mỳ chũ Green đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2021. Để nâng cao chất lượng, mẫu mã cung cấp ra thị trường, năm 2021, HTX có thêm 2 sản phẩm khác đưa đi thi OCOP cấp tỉnh.

Bà Đào Thị Hương, Giám đốc, HTX Mỳ Trại Lâm cho biết, khi triển khai Chương trình OCOP, HTX được hỗ trợ tư vấn làm sản phẩm, được hỗ trợ tham gia trưng bày tại các hội chợ. Khi đã đạt OCOP, có thương hiệu sản phẩm được nhiều người biết đến, từ đó sản phẩm cũng bán được giá hơn. Đều đặn, mỗi tháng HTX cung cấp ra thị trường từ 25-30 tấn mỳ các loại.

  
Sản phẩm mỳ chũ Green của HTX Mỳ Trại Lâm đạt 4 sao, đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều tỉnh trong nước cũng như xuất khẩu đi thế giới.

Mặc dù chưa có sản phẩm được chứng nhận OCOP, nhưng thấy được thuận lợi khi tham gia và sản phẩm được chứng nhận OCOP, nên ngay từ khi cho ra sản phẩm tinh dầu đầu tiên HTX Sản xuất, thương mại và Dịch vụ Organic (HTX Dịch vụ Organic), ở TP. Bắc Giang đã quan tâm tới việc.

HTX Dịch vụ Organic hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là trồng, nhân giống hoa, cây cảnh cung cấp ra thị trường; trồng, cung cấp giống dược liệu hương thảo cho bà con, thu mua chiết xuất, chế biến tinh dầu thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược hương thảo.

Hiện nay, HTX đã phát triển vùng trồng cây dược liệu hương thảo diện tích khoảng 5ha. Để đảm bảo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, dự kiến, đến năm 2023, sẽ mở rộng thêm khoảng 40 ha. Ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HTX cho biết, năm 2021, HTX đã sản xuất ra tinh dầu thô bán ra thị trường. Riêng với sản phẩm nước xúc miệng, nước sát khuẩn, nước rửa bát, nước lau sàn… phải có một doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất được Bộ Y tế chấp thuận thì HTX mới phối hợp để sản xuất.

Hiện, sản phẩm tinh dầu đã được tỉnh Bắc Giang đánh giá sản phẩm nông thôn tiêu biểu, để đạt sản phẩm OCOP phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của ngành nông nghiệp, ngành y tế. Chính vì vậy, HTX phải phối hợp với một đơn vị đạt chuẩn GMP của ngành Y tế phối hợp với họ đưa sản phẩm đạt OCOP ra thị trường. Dự kiến, năm 2022, các sản phẩm sẽ được chứng nhận đạt OCOP, ông Tuấn cho biết.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, đến nay, Bắc Giang có 117 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 34 sản phẩm đạt 4 sao, 83 sản phẩm đạt 3 sao. Sản phẩm càng ngày càng ít, nên việc thực hiện Chương trình OCOP càng khó khăn. Năm 2021, tỉnh đặt kế hoạch có 35 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, đợt 1 đã chấm được 22 sản phẩm, dự kiến, cuối tháng 11/2021, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh sẽ đánh giá, chấm tiếp khoảng hơn 20 sản phẩm (đợt 2). Với kết quả của cả 2 đợt, năm 2021 số sản phẩm được chứng nhận OCOP sẽ vượt kế hoạch đề ra.

Sản phẩm tinh dầu của HTX Dịch vụ Organic được tỉnh Bắc Giang đánh giá sản phẩm nông thôn tiêu biểu.
Theo ông Luy, Bắc Giang rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình OCOP, tỉnh có các chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia như: tem nhãn, mác bao bì, kiểm nghiệm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ gian hàng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm.

Sản phẩm OCOP khẳng định mình

HTX Rau sạch Yên Dũng là một trong những HTX có diện tích trồng các loại dưa, rau theo tiêu chuẩn VietGAP lớn của huyện Yên Dũng với diện tích 60 ha và gần 20 ha đơn vị này liên kết ký hợp đồng trồng, bao tiêu sản phẩm với các hộ dân bên ngoài. Hiện, mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường 3-5 tấn rau, củ quả các loại. Trong đó, phần lớn các loại rau cung cấp vào siêu thị, quả cung cấp vào các Shop hoa quả.

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Thu Trang, Phó giám đốc HTX rau sạch Yên Dũng cho biết, hiện HTX có 4 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh gồm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa chuột baby (dưa leo), dưa lê. Khi triển khai đơn vị được hỗ trợ về bao bao bì, nhãn mác, tham gia các đề tài của tỉnh cũng được hỗ trợ khoa học của Sở Nông nghiệp và PTNT.


 Nhiều sản phẩm dưa của HTX rau sạch Yên Dũng được chứng nhận OCOP mang lại giá trị kinh tế cao.

Những năm 2017-2018, khi chưa có thương hiệu, chưa được chứng nhận OCOP, có thời điểm dưa chuột chỉ bán với giá từ 1.000-2.000 đồng nhưng không ai mua. Khi được chứng nhận OCOP, dưa chuột trồng quanh năm, giá trị sản phẩm được nâng cao, dễ tiêu thụ hơn, xuất bán tại vườn từ 20.000-22.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 26.000 đồng/kg. Doanh thu năm 2020 đạt hơn 20 tỷ đồng, dự kiến năm 2021 đạt khoảng 30 tỷ đồng. Thời gian tới, HTX tiếp tục đăng ký thêm một số sản phẩm khác cùng với đó nâng cấp bao bì, duy trì chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận, bà Trang cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, các sản phẩm được công nhận OCOP có chất lượng tốt. Các sản phẩm này, tỉnh xác định sẽ duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng. Sản phẩm khi đã được công nhận lưu thông tốt hơn, giá bán cũng cao hơn. Ví dụ: 1 con gà Yên Thế mua đầu vào 70.000 đồng/kg, qua chế biến đạt 70-75% trọng lượng, khi cung cấp ra bên ngoài bán 179.000 đồng/kg. Chi phí đầu vào, bao bì, công, chế biến hết khoảng gần 90.000 đồng/kg, như vậy, sau chế biến, có thương hiệu, được công nhận OCOP chủ thể còn lãi gần gấp đôi. Sản phẩm này khi tham gia các hội chợ nhiều hôm không có hàng phục vụ khách.

Tỉnh Bắc giang tôn vinh những sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh (năm 2020). 
Về vấn đề này, bà Hà Ngọc Hoa, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Bắc Giang cho biết, đến nay, TP. Bắc Giang có 10 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Sau khi được chứng nhận cơ bản các chủ thể vẫn duy trì được chất lượng, thậm chí một số sản phẩm còn được nâng cao lên để đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng.Do vậy, dịch Covid-19, ảnh hưởng đến sản lượng bán ra nhưng chất lượng giá trị vẫn đảm bảo, thu nhập cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Bà Trần Thị Thu Trang, Phó giám đốc HTX Rau sạch Yên Dũng tâm sự, sản phẩm của HTX cung cấp cho siêu thị nhiều tỉnh miền Bắc. Thời điểm dịch Covid-19, khách hàng tiêu thụ nhiều hơn so với thời điểm bình thường. Tuy nhiên, việc giao thương, vận chuyển hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn nên chỉ cung cấp cho Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội. Có thời điểm ở đây là vùng dịch không được đi ra ngoài, hoặc khi ra khỏi huyện sang thành phố Bắc Giang họ không cho vào. Trong khi siêu thị không hỗ trợ đi ra ngoài điểm để lấy hàng dẫn tới vấn đề Logistics gặp khó khăn.

Khi có dịch người dân không bán được hàng, có thời điểm rau, củ, quả phải đổ đi nên người ta không sản xuất nữa, khiến bây giờ chuỗi cung ứng bị dứt gẫy. Giao thương hiện đã mở ra, nhưng nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Mọi năm tháng 7 mưa ngâu, năm nay cả tháng 7 và gần như cả tháng 8 đều mưa, sang tháng 9 lại mưa. Các năm, đầu mùa chỉ lạnh một vài ngày, năm nay đợt vừa rồi lạnh sâu khiến một số loại rau mùa hè ra hoa, bị rập nát, đất đai ướt người dân không trồng trọt được nhiều.

Hiện, mỗi ngày đơn vị nhận được mấy chục đơn hàng của các siêu thị nhưng không có khả năng để cấp hàng. Đây cũng là lý do giá rau xanh đắt một cách khủng kịp, Bà Trang cho biết thêm.

Theo Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/tiep-suc-de-san-pham-ocop-bac-giang-bay-xa-post46445.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay49,719
  • Tháng hiện tại421,525
  • Tổng lượt truy cập87,776,595
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây