Hiện tại, TP Hải Phòng có gần 300 HTX đang hoạt động, ngoài những đơn vị hiệu quả, phát huy tốt giá trị mô hình mang lại, giúp người dân tăng thêm thu nhập thì nhiều hợp tác xã bộc lộ hạn chế, hoạt động cầm chừng, lãng phí nhân lực và tài nguyên.
Theo đó, UBND TP Hải Phòng đã đề ra 7 giải pháp trọng tâm để củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp, hướng dẫn các HTX thành lập mới phát triển sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời sẽ xử lý dứt điểm các HTX đã ngừng hoạt động.
Cụ thể, trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển HTX, Luật Hợp tác xã 2012 để tạo sự thống nhất và đồng thuận cao, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX; thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX và hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, giúp các đơn vị giới thiệu thông tin giá cả, dự báo thị trường về vật tư nông nghiệp, nông sản.
Mặt khác, tập trung đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới trong hoạt động của HTX nông nghiệp và huy động nguồn lực để hỗ trợ cho HTX nông nghiệp hoạt động.
Để thực hiện được kế hoạch này, theo UBND TP Hải Phòng, các ngành chức năng và địa phương cần tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, như: chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho cán bộ quản lý điều hành và các thành viên HTX. Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các HTX và hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá cũng như giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kết nối phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trong và ngoài nước...
Theo Liên minh hợp tác xã TP Hải Phòng, sau hơn 8 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập mới, hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới như quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, HTX hoạt động thực chất hơn, thể hiện rõ vai trò cầu nối, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế thành viên phát triển, tăng cường liên kết trong và ngoài HTX, mở rộng một số dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập thành viên, doanh thu cho HTX.
Trong đó có nhiều HTX phát huy tinh thần chủ động, nhạy bén, đổi mới hoạt động sản xuất - kinh doanh, trở thành mô hình HTX kiểu mới điển hình, có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều HTX nông nghiệp tham gia tích cực vào quá trình tích tụ ruộng đất, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cần tiếp tục nhân rộng.
Hiện tại, Hải Phòng đang có tổng số 43 sản phẩm được tham gia đánh giá phân và được công nhận sản phẩm OCOP. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, chương trình OCOP sẽ tiếp tục được thực hiện tại 217 xã, phường, thị trấn thuộc 15 quận, huyện trên địa bàn với mục tiêu phát triển, nâng cấp và hoàn thiện hồ sơ đánh giá phân hạng cho 335 sản phẩm OCOP.
https://nongnghiep.vn/hai-phong-huong-cac-htx-nong-nghiep-thanh-lap-moi-theo-chuong-trinh-ocop-d294809.html
Theo Đinh Mười/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;