Học tập đạo đức HCM

Hàng trăm sản phẩm OCOP từ 3 sao sẽ xuất hiện tại Cung Hữu nghị

Thứ năm - 25/06/2020 18:54
Từ ngày 26-28/6/2020, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ có hai khu vực trưng bày sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam xem 1 sản phẩm OCOP tại làng gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam xem 1 sản phẩm OCOP tại làng gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Khu vực thứ nhất gồm các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận từ 3 sao trở lên. Khu vực thứ hai gồm các sản phẩm OCOP tiềm năng sẽ tham gia chương trình trong năm 2020.

Chuỗi sự kiện quảng bá, kết nối giao thương và công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố lần thứ nhất này sẽ có trên 100 chủ thể tham gia, thuộc 5 nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất và trang trí).

Chương trình nhằm hướng tới mục tiêu tôn vinh các chủ thể có sản phẩm OCOP, giúp kết nối vào các hệ thống phân phối để người tiêu dùng Thủ đô và cả nước nhận diện được thương hiệu, là cơ hội cho các sản phẩm tiềm năng. Đây cũng là dịp để Hà Nội công bố 275 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP thành phố năm 2019.

Trước đó thành phố đã trao quyết định cho 26 sản phẩm, nâng tổng số được công nhận lên 301 sản phẩm. Theo Ban tổ chức, các sản phẩm tiềm năng sẽ tham gia OCOP trong năm 2020 theo kế hoạch là 700 nhưng hiện các quận, huyện đã đăng ký tới 900.

Định hướng đến năm 2025, toàn thành phố sẽ đánh giá, phân hạng được ít nhất 1.500 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong đó có 150 sản phẩm đề nghị Trung ương công nhận sản phẩm 5 sao (sản phẩm cấp quốc gia).

Ngoài ra sẽ có hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP, tiềm năng OCOP với các kênh phân phối, từ đó, mở ra những cơ hội hợp tác mới.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam giải thích thêm, sở dĩ gọi là chương trình quảng bá, kết nối giao thương bởi các thành viên của hiệp hội bán lẻ gồm các siêu thị, chuỗi cửa hàng sẽ đến gặp các nhà sản xuất để xem sản phẩm, hỏi về công nghệ, giá bán rồi bàn ký kết hợp đồng.

Bàn tay tài hoa của thợ gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Bàn tay tài hoa của thợ gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Bản chất của OCOP là sản phẩm làng nghề nhưng có sự chứng nhận của Nhà nước và sự hỗ trợ về mặt quảng bá, tuyên truyền.

Hiện toàn thành phố Hà Nội đang có hơn 1.300 làng có nghề, việc thúc đẩy chứng nhận sản phẩm OCOP sẽ góp phần nâng cao giá trị cho các sản phẩm thủ công của những hợp tác xã, doanh nghiệp cũng như người dân.

Đồng thời tạo điều kiện đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi, phát triển sản phẩm một cách bền vững theo hướng làm ra những gì thị trường đang cần chứ không phải những gì mình đang sẵn có.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố cho biết, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% kinh phí các gian hàng cũng như công tác truyền thông và tổ chức hội thảo để cho các chủ thể tham gia tiếp xúc với hai nhóm là các nhà phân phối và người tiêu dùng.

“Việc chấm điểm OCOP rất chặt chẽ, gần như không thiếu một loại giấy tờ gì bởi thế các sản phẩm đạt chứng nhận sau đó đều có thể vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng một cách dễ dàng.

Năm nay, chúng tôi đã phối hợp tuyên truyền với 30 đài báo, mở trên 100 lớp tập huấn cũng như tiến hành chương trình thanh niên khởi nghiệp với OCOP để làm sao quảng bá rộng rãi cho từ người sản xuất đến người tiêu dùng biết các ưu điểm của nó”, ông Chí nói.

Bộ tiêu chí của sản phẩm OCOP gồm 3 phần: Phần A gồm tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, sức mạnh cộng đồng; phần B gồm tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm; phần C gồm các chỉ tiêu về cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường thế giới.

Tổng thang điểm cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 và được phân thành 5 hạng. Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm từ 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; hạng 4 sao có tổng điểm từ 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, thành phố có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao có tổng điểm từ 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao…

Thời hạn của giấy chứng nhận OCOP có giá trị trong 36 tháng.

Theo Vân Đình/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay34,070
  • Tháng hiện tại841,101
  • Tổng lượt truy cập88,196,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây