Học tập đạo đức HCM

Thủ tướng: Ngay trước mắt, chúng ta cần bắt tay triển khai kế hoạch phục hồi

Thứ sáu - 26/06/2020 11:30
(Chinhphu.vn) - Chiều nay (26/6), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên đối thoại dưới hình thức trực tuyến giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cuộc đối thoại thể hiện sự quan tâm, coi trọng của Chính phủ các nước ASEAN đối với cộng đồng doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội quý giá để các nhà lãnh đạo lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía ASEAN-BAC, khẳng định quyết tâm của ASEAN đoàn kết trong mọi hành động, chủ động thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ chia sẻ về những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp ASEAN đã và đang gặp phải trong thời gian vừa qua. Đại dịch COVID-19 đã khiến các chuỗi cung-cầu bị gián đoạn, các ngành dịch vụ dừng hoạt động, thị trường tài chính suy giảm. Các doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp là những người cảm nhận rõ nhất sức nóng rát bỏng, nặng nề khi phải thấy nhiều cơ sở sản xuất phải đóng cửa, phá sản, kinh doanh đình trệ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

“Chính phủ các nước ASEAN luôn khẳng định doanh nghiệp là hạt nhân của phát triển và phồn vinh, là lực lượng hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trên mặt trận kinh tế, khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì đời sống, sinh kế của người dân cũng sẽ gặp khó khăn”, Thủ tướng nói.

Với nhận thức đó, các Chính phủ cam kết sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nhân vượt qua thách thức của dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, nối lại dịch vụ, phát triển sản xuất.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Thủ tướng, điều này được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong những tháng qua. Ngay từ những ngày đầu của dịch bệnh, Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố chung về ứng phó với dịch COVID-19. Lãnh đạo ASEAN đã họp Hội nghị Cấp cao đặc biệt và Cấp cao ASEAN+3 ngày 14/4 vừa qua để hợp tác có các giải pháp đồng bộ, cụ thể khắc phục hệ lụy của dịch bệnh và định hướng phục hồi kinh tế. Theo đó, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã nhiều lần nhóm họp và đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như cam kết loại bỏ và giảm thiểu các rào cản phi thuế quan, hỗ trợ về thủ tục hải quan, bảo đảm mở cửa thị trường và kết nối chuỗi cung ứng, không gián đoạn dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ thiết yếu…

“Trong quá trình đó, chúng tôi trân trọng sự cảm thông, đồng hành, chung tay hành động của các doanh nghiệp và cảm ơn ASEAN-BAC đã chủ động, tích cực đưa ra các khuyến nghị để các nhà lãnh đạo, các cơ quan của ASEAN xem xét, có cơ sở đưa ra các hỗ trợ phù hợp, kịp thời”, Thủ tướng nói. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sáng nay, lãnh đạo ASEAN đã dành nhiều thời gian trao đổi, đánh giá công cuộc phòng chống dịch bệnh trong ASEAN và các bước tiếp theo trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Thủ tướng khẳng định, dù khó khăn nhưng ASEAN vẫn vững vàng, cùng doanh nghiệp, người dân tự tin vào chính mình để vững bước trên con đường đã lựa chọn, phấn đấu vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động, sáng tạo, hướng tới tương lai. “Ngay trước mắt, chúng ta cần bắt tay triển khai kế hoạch phục hồi, sớm nối lại các hoạt động hợp tác và bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều này đòi hỏi nỗ lực hơn nữa từ các chính phủ và toàn thể người dân của Cộng đồng, trong đó không thể thiếu sự tham gia, ủng hộ, đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.

Với tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ các nhà lãnh đạo ASEAN mong muốn được lắng nghe các đóng góp, đề xuất thiết thực từ các doanh nghiệp để góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh, dần hồi phục sản xuất kinh doanh, hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết, vững mạnh.

Tại cuộc gặp, các đại diện doanh nghiệp khẳng định sẵn sàng chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng Chính phủ để triển khai các kế hoạch ứng phó và phục hồi trước những tác động của COVID-19. Đại diện cho quyền lợi các doanh nghiệp khu vực, ASEAN-BAC đã khuyến nghị các nhà lãnh đạo cần tăng cường cơ chế ra quyết định hiệu quả, kịp thời nhằm ứng phó các trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh; tận dụng công nghệ số trong tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) và các ngành dễ bị tổn thương; cam kết mở cửa thị trường và giảm các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho đầu tư, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ngoài ra, các đại biểu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), tin rằng tiến trình này sẽ đóng góp to lớn cho các nỗ lực phục hồi kinh tế của khu vực. Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) đề xuất tổ chức Giải thưởng ABA năm nay sẽ vinh danh các doanh nghiệp ASEAN có đóng góp nổi bật trong công tác phòng chống dịch bệnh và khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với đời sống kinh tế-xã hội các nước ASEAN.

Ghi nhận các khuyến nghị của ASEAN-BAC và hiệp hội doanh nghiệp, thay mặt các nhà Lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đề nghị Chính phủ các nước ASEAN và cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển chuỗi cung cầu cần trú trọng hơn tới thúc đẩy đầu tư-thương mại nội khối trong ASEAN.

Lãnh đạo các nước ASEAN cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19; đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành, ủng hộ Chính phủ, phát huy vai trò chủ động, nâng cao tính tự cường và khả năng cạnh tranh để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, sớm khôi phục lại hoạt động kinh tế, hướng tới tương lai, đưa ASEAN trở thành điểm đến mới hấp dẫn các nhà đầu tư.

Đức Tuân/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay10,233
  • Tháng hiện tại481,971
  • Tổng lượt truy cập92,859,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây