Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" ở huyện Thường Tín

Thứ bảy - 13/03/2021 22:19
HNP - Qua 5 năm triển khai Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trên địa bàn huyện Thường Tín đã góp phần tăng cường sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, làm nòng cốt trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội ngay từ cơ sở, cộng đồng dân cư.

Lãnh đạo huyện Thường Tín thăm quan mô hình nông thôn mới nâng cao của xã Hồng Vân

 

Trong 5 năm qua, thực hiện phong trào đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng MTTQ và các thành viên đẩy mạnh hoạt động giúp đỡ nhau về giống, vốn, vật tư, kinh nghiệm để phát triển sản xuất, kinh doanh, cùng nhau thành lập các mô hình hợp tác, liên doanh, liên kết, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Đồng thời, MTTQ các xã, thị trấn đã tổ chức hiệp thương với các thành viên, thống nhất phân công tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn phát triển kinh tế, điển hình như mô hình các tổ tín chấp vay vốn, mô hình tiết kiệm tự nguyện của Hội Phụ nữ với tiêu chí “không đói nghèo” trong cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Liên đoàn Lao động; phong trào “Cựu chiến binh đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế xóa nghèo”; phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đã thành lập 368 tổ tín chấp vay vốn từ Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi năm tín chấp cho trên 13 ngàn lượt đoàn, viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, với số tiền 462,4 tỷ đồng; khuyến khích nhân dân các xã, thị trấn hiến 44.594m2 đất, góp 132.685 ngày công lao động và 581 tỷ đồng để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Từ các chương trình hỗ trợ trên đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến như: mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến; nuôi trồng thủy sản ở Lê Lợi; trồng cây ăn quả ở Chương Dương, Tự Nhiên, Dũng Tiến; sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, rau chất lượng cao, sản xuất theo chuỗi ở xã Thư Phú, Hà Hồi, Tân Minh; mô hình trồng rau Thanh Hà theo tiêu chuẩn Vietgap tại xã Ninh Sở; mô hình hoa, cây cảnh tại xã Vân Tảo, Hồng Vân; trồng nấm Hà Hồi, Hòa Bình; chăn nuôi lợn công nghệ cao xã Thư Phú. Đoàn Thanh niên với mô hình sửa chữa nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây, sửa sân chơi thể thao cho thiếu nhi; mô hình đường cây thanh niên, đường hoa thanh niên; mô hình xanh - sạch - đẹp và nở hoa của Hội Phụ nữ cùng với đó là mô hình tiết kiệm tại chi hội giúp hội viên khó khăn thoát nghèo bền vững, mô hình “đi chợ cùng làn nhựa”, mô hình sạch đồng ruộng. Đối với Cựu chiến binh có mô hình CCB tự quản bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu dân cư; mô hình CCB làm kinh tế giỏi; Mô hình HTX dịch vụ sinh thái du lịch hoa, cây cảnh xã Hồng Vân; mô hình vận động tín đồ tôn giáo và giáo dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu xã Minh Cường, Hồng Vân, Tiền Phong…

Từ các mô hình đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người dân trong vùng từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện ngày càng giảm. Đến nay, huyện còn 585 hộ nghèo, tỷ lệ 0,79%. Trong 5 năm Quỹ “Vì người nghèo” 2 cấp của huyện đã vận động được 15,1 tỷ đồng, giúp xây, sửa 884 nhà; hỗ trợ 1.046 hộ về giống, vốn, cây con phát triển sản xuất, hỗ trợ khám chữa bệnh cho 550 người; giúp 2.290 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo trong học tập; hỗ trợ thăm, tặng quà cho 5.558 lượt hộ nghèo nhân dịp các ngày lễ, ngày tết,... Riêng trong năm 2018, toàn huyện đã xây dựng, sửa chữa 336 nhà cho hộ nghèo, trị giá trên 4 tỷ đồng, trong đó, MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 1,9 tỷ đồng, góp phần xóa nhà xuống cấp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa ngày càng được phát huy số lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa hàng năm tăng lên. Năm 2020, toàn huyện có 148 làng, tổ dân phố; 23 cơ quan, đơn vị; 01 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, trên 87% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ hỏa táng đạt 49,3%, tăng 9,7% so với 2016; duy trì 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,2%, tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp đạt 90%; 73/88 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 82,9%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường đạt 100%, không có học sinh bỏ học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Phối hợp tổ chức 12 buổi tuyên truyền cho 1.857 lượt người về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; duy trì 255 đoạn đường phụ nữ tự quản, trong đó, có 95 đoạn đương xanh - sạch - đẹp.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Thường Tín tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, mục đích, nội dung của cuộc vận động, từ đó, tạo sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân; nâng cao hơn nữa vai trò của MTTQ các cấp đối với việc tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong việc lãnh đạo, phối hợp và tổ chức vận động Nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động; tiếp tục xây dựng kế hoạch cuộc vận động gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương; định kỳ sơ, tổng kết thực hiện Cuộc vận động; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình. Duy trì và nhân rộng các mô hình, các gương điển hình thực hiện tốt cuộc vận động…

Theo Trường Giang/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại39,224
  • Tổng lượt truy cập88,717,558
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây