Học tập đạo đức HCM

Nguồn vốn Agribank tạo sức bật mới cho làng hoa Sa Đéc

Thứ tư - 09/12/2020 07:06
Đến làng hoa Sa Đéc - Đồng Tháp, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của muôn loài hoa mà còn thấy một nền nông nghiệp công nghệ cao căng tràn nhựa sống...

Làng hoa Sa Đéc – anh cả của Đồng bằng

Nhiều người nói Làng hoa Sa Đéc là “anh cả của ĐBSCL” – “đệ nhất hoa Đồng bằng” bởi bề dày về lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, bởi hoa nơi đây gắn với văn hóa, con người Sa Đéc như máu thịt; nghề trồng hoa không chỉ mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân, mà nó còn là bản sắc, là văn hóa, là con người Sa Đéc, là sự tự hào của Đồng Tháp, là “đầu tàu” dẫn dắt các địa phương phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. 

Được công nhận Làng nghề truyền thống từ 2007 và cũng từ đó, làng hoa Sa Đéc có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay làng hoa có tổng diện tích trên 600 ha với hơn 2.500 chủng loại hoa, kiểng, tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông, xã Tân Khánh Đông; phường An Hòa, xã Tân Quy Tây (TP. Sa Đéc), với gần 2.300 hộ tham gia sản xuất hoa.

Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2019 của Làng hoa Sa Đéc ước khoảng 1.700 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tại địa phương. Mỗi năm, Làng hoa cung ứng cho thị trường khoảng 3 triệu giỏ hoa và chậu cây kiểng các loại.

Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc ở xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc) có diện tích hơn 3ha, chuyên cung cấp các loại kiểng Bonsai và hoa hồng. Doanh thu mỗi năm của khu du lịch này đạt trên 5 tỷ đồng. Để có được điều đó, cơ sở này đã có hơn 35 năm gắn bó và cũng đã trải qua nhiều thăng trầm của nghề. 

Được biết, trước đây, Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc chỉ chuyên cung ứng hoa hồng chậu và chậu cây kiểng. Nhận thấy tiềm năng du lịch của địa phương rất lớn, nên cơ sở đã mạnh dạn đầu tư, chăm sóc cảnh quan để có không gian đẹp phục vụ khách tham quan. Nhờ vậy mà doanh thu của Khu du lịch đã không ngừng tăng lên.

Ông Nguyễn Phước Lộc (ngoài cùng bên phải) tại Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc.

Ông Nguyễn Phước Lộc (ngoài cùng bên phải) tại Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc.

Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như sự thưởng lãm của người chơi kiểng, Ban Quản lý Khu Du lịch Hoa kiểng Sa Đéc đã liên kết với các nhà vườn tại một số nước và vùng lãnh thổ, như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, đồng thời đưa nghệ nhân đi tham quan, học tập kinh nghiệm và sưu tầm những cây giống mới, đặc biệt là hoa hồng.

Ông Nguyễn Phước Lộc - Chủ Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc chia sẻ: Bắt kịp với nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng về các loại cây trang trí mang yếu tố phong thủy, cơ sở Hoa Kiểng Diễm My ở xã Tân Khánh Đông đã đầu tư 8.000 m2 nhà lưới, với kinh phí hơn 100 triệu đồng để trồng các loại hoa kiểng lá độc đáo. Vốn đầu tư mỗi năm cho cây giống khá cao (khoảng trên 100 triệu đồng).

Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ của Agribank, nên ông Trần Hữu Đức không phải chạy vạy lo toan vốn liếng đầu tư và yên tâm sản xuất.

Từ nguồn vốn đầu tư của Agribank và cách làm sáng tạo của người dân, mỗi năm, cơ sở Hoa kiểng Diễm My cung ứng cho thị trường khoảng 30.000 chậu hoa kiểng lá các loại. Sau khi trừ hết chi phí, cơ sở thu về hơn 200 triệu đồng.

Ông Trần Hữu Đức - Chủ cơ sở Hoa Kiểng Diễm My cho biết: Mình làm lúc nào cũng phải nhờ ngân hàng hỗ trợ, những lúc kẹt vốn cũng phải nhờ ngân hàng. Nhờ có ngân hàng Agribank nên mình mới phát triển được như ngày hôm nay.

Hàng ngàn loài hoa khoe sắc ở Sa Đéc.

Hàng ngàn loài hoa khoe sắc ở Sa Đéc.

Agribank đồng hành tạo nên sức bật mới

Trong nhiều năm qua, TP. Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm, đầu tư, hỗ trợ bà con ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong thuần dưỡng các giống hoa truyền thống, đồng thời lai tạo, cấy ghép đưa ra thị trường nhiều giống hoa kiểng mới.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sản xuất hoa kiểng gắn với phát triển du lịch. Do đó, mỗi năm, Làng hoa Sa Đéc đón hơn 1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch. Nhờ vậy mà người dân nơi đây được hưởng lợi kép từ nghề trồng hoa và đón khách tham quan, du lịch.

Có được thành quả ngọt ngào như ngày hôm nay, ngoài sự quyết tâm của Chính quyền địa phương, sự đồng lòng của bà con Làng Hoa, còn có một đóng góp đặc biệt quan trọng nữa là sự hỗ trợ, kịp thời tiếp sức về vốn của Agribank.

Thăm cơ sở Hoa Kiểng Diễm My của ông Trần Hữu Đức (đứng giữa).

Thăm cơ sở Hoa Kiểng Diễm My của ông Trần Hữu Đức (đứng giữa).

Theo thống kê của Agribank Chi nhánh Sa Đéc, hiện tổng dư nợ cho vay trồng hoa kiểng đạt trên 300 tỷ đồng, với 1.206 khách hàng còn dư nợ. Ông Lê Tấn Phát- Phó Chủ tịch UBND xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc khẳng định: Agribank kịp thời hỗ trợ vốn cho bà con một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất để từ nguồn vốn vay, bà con đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất của mình.

Có thể khẳng định, làng hoa Sa Đéc đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng, chưa dừng lại ở đó, để ngành công nghiệp không khói của TP. Sa Đéc phát triển nhanh và bền vững hơn trong giai đoạn tới, tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai thực hiện Đề án “Làng Văn hóa Du lịch Sa Đéc” giai đoạn 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Đây là một trong những Đề án quan trọng, góp phần giúp Sa Đéc có thêm hậu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Chắc chắn, với sự vào cuộc của các ngành chức năng, sự nỗ lực của bà con nông dân cùng với sự đồng hành của Agribank sẽ tạo thêm sức bật mới, giúp Làng hoa Sa Đéc có điều kiện phát triển và lan tỏa, sớm trở thành điểm sáng về du lịch Làng nghề hấp dẫn nhất miền Tây, trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.

Theo Minh Tháp/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nguon-von-agribank-tao-suc-bat-moi-cho-lang-hoa-sa-dec-d279327.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại520,785
  • Tổng lượt truy cập92,898,449
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây