Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM: Hạ tầng tốt thúc đẩy sản xuất phát triển

Thứ tư - 09/12/2020 05:26
Cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện lưới, chợ) và phát triển sản xuất đều là những tiêu chí cụ thể trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tăng cao hiệu quả. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy cho nhiều tiêu chí khác hoàn thiện và tiếp tục phát triển.



Cánh đồng của xã Quảng Phong (huyện Hải Hà) đều có kênh mương dẫn nước tưới tiêu vào tận nơi sản xuất.

Theo thống kê của Ban Xây dựng NTM tỉnh, giai đoạn 2010-2020, hạ tầng KT-XH của khu vực nông thôn trong tỉnh đã có sự thay đổi lớn, giúp cho 100% xã cơ bản đáp ứng được Bộ tiêu chí về xã NTM. Cụ thể, 100% xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ; 98,2% xã đạt chuẩn về tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn, đảm bảo nhu cầu trao đổi, buôn bán của người dân; 100% xã đã có mạng điện lưới quốc gia... Nhờ các công trình hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, mà diện mạo nông thôn được đổi mới hoàn toàn, phục vụ ngày một tốt hơn cho việc sản xuất và sinh hoạt cho người dân khu vực này.



Người dân xã Đồng Tâm (huyện Bình Liêu) thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Tại Đầm Hà, với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện NTM vào cuối năm 2020, cách làm của địa phương những năm qua chính là tập trung nhiều nguồn lực, với chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” để đẩy nhanh hoàn thành tiêu chí giao thông, tạo điều kiện then chốt phát triển KT-XH vùng nông thôn. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đều tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch này. Ngay ở các thôn, bản vùng cao, vùng khó như Quảng An, Quảng Lâm... cũng hình thành được phong trào góp công, góp của, bàn giao mặt bằng để làm đường giao thông.



Tuyến đường giao thông tại thôn Tầm Làng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà.

Ông Phạm Quang Khải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng An (huyện Đầm Hà), cho biết: Bám sát chương trình xây dựng NTM nâng cao của huyện, Đảng ủy xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM. Chúng tôi xác định Nhà nước đóng vai trò định hướng, tổ chức, hỗ trợ; còn quan trọng nhất là phát huy vai trò chủ thể tham gia góp công sức, trí tuệ trong nhân dân. Trong quá trình xây dựng NTM cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư, nhân dân trong xã đã hiến gần 42.000m2 đất kèm theo nhiều cây cối, tường bao, vật kiến trúc trên đất, đóng góp trên 9.300 ngày công lao động.

Nhờ thế nên Quảng An đã bê tông hóa 23km đường trục thôn và đường liên thôn; hệ thống kênh mương tưới tiêu cho đồng ruộng, trường học, các trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa... đều được đầu tư. Nhân dân sôi nổi thi đua lao động sản xuất, nhân rộng được mô hình kinh tế hiệu quả bằng cách tranh thủ chính sách ưu đãi về vật tư, con giống, vốn vay lãi suất thấp, ứng dụng kỹ thuật mới. Hiện nay trên địa bàn xã đã thành lập được 3 hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp, 4 trang trại hoạt động hiệu quả.



Đường trục chính thôn 8, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn khang trang, sạch đẹp.

Còn tại huyện Vân Đồn, việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng chợ nông thôn... luôn được quan tâm ưu tiên đầu tư để đưa các xã đạt chuẩn NTM. Riêng năm 2020, huyện phân bổ nguồn vốn gần 18,5 tỷ đồng cho công tác này, tập trung cho các xã đăng ký về đích như Bình Dân, Đài Xuyên. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin, tạo sự thuận lợi cho nhân dân địa phương mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc biệt là phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất, như: Phát triển vùng trồng cam tập trung; trồng hoa; chuyển đổi giống lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các giống lúa mới chất lượng cao...

Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đã và đang được các địa phương quan tâm đúng mức, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Hoàng Giang/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại516,402
  • Tổng lượt truy cập92,894,066
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây