Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu thịt lợn tăng 300% so với cùng kỳ

Thứ bảy - 25/04/2020 22:14
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) vừa có báo cáo tình hình nhập khẩu các loại thịt đến ngày 13/4/2020, trong đó có mặt hàng tăng 300% so với cùng kỳ năm 2019.
Thịt lợn nhập khẩu bày bán tại siêu thị Big C. Ảnh: Tiến Hà.

Thịt lợn nhập khẩu bày bán tại siêu thị Big C. Ảnh: Tiến Hà.

Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam, trong đó có 19 quốc gia được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam.

Hiện tại, có 788 doanh nghiệp của 19 quốc gia được phép xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam, bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Ý, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungary, Ireland, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan, Liên bang Nga, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

Cũng theo Cục Thú y, số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và tình hình thị trường.

Trong đó, năm 2019 có 600 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2018). Trong đó, có 150 doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn (tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2018).

Từ đầu năm 2020 đến nay (13/4/2020), theo thống kê của Cục Thú y thông qua hoạt động kiểm dịch động vật, có 108 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn.

Năm 2019, thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam là trên 67.000 tấn (tăng 63% so với năm 2018), trong đó chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đức, Ba Lan, Brazil, Canada, Hoa Kỳ.

Năm 2020, tính đến ngày 13/4/2020 thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 46.400 tấn, tăng trên 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Canada 24,59%, Đức 19,32%, Ba Lan 14,14%, Brazil 9,5%, Hoa Kỳ 8,39%, Tây Ban Nha 6,72%, Liên bang Nga 4,04%...

Năm 2020, tính đến ngày 13/4/2020, nhập khẩu thịt trâu bò của Việt Nam cũng đạt 37.000 tấn, trong đó thịt bò tăng khoảng 200% và thịt trâu tăng 135% so với cùng kỳ năm 2019.
 

Thịt trâu nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ chiếm tới 99,6%, thịt bò nhập khẩu từ Úc 52,23%, Hoa Kỳ 29,62%, Liên bang Nga 5,53% và Canada 3,90%...

Trong khi đó, năm 2019 nhập khẩu thịt trâu, bò của nước ta chỉ hơn 69.000 tấn (giảm hơn 10% so với năm 2018), chủ yếu nhập từ các nước Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Canada.

Về nhập khẩu thịt gia cầm, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hơn 144.000 tấn (tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2018), chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ba Lan.

Năm 2020 (tính đến ngày 13/4/2020), Việt Nam đã nhập khẩu hơn 78.000 tấn thịt gia cầm, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ 65,09%, Hàn Quốc 14,07%, Brazil 9,90%, Ba Lan 3,56%, Hà Lan 4,44%, Liên bang Nga 0,35%....

Thịt lợn trong nước quá cao buộc người tiêu dùng phải tìm tới thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ hơn. Ảnh: Tân Vũ.

Thịt lợn trong nước quá cao buộc người tiêu dùng phải tìm tới thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ hơn. Ảnh: Tân Vũ.

Với mặt hàng dê, cừu, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu hơn 433 tấn (giảm hơn 13, 83% so với năm 2018). Năm 2020 (tính đến ngày 13/4/2020), Việt Nam đã nhập khẩu hơn 190 tấn thịt dê, cừu, tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Úc, Argentina.

Riêng mặt hàng lợn giống (chủ yếu là lợn giống cụ kỵ và ông bà), Việt Nam nhập khẩu từ các nước (Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan) trong năm 2019 là 2.494 con, riêng trong 3 tháng đầu năm 2020 là 1.808 con.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng nhập khẩu hàng nghìn con lợn giống hạt nhân từ các nước thuộc châu Âu và Mỹ, Canada,... nhưng do hiện các chuyến bay từ quốc tế về Việt Nam chưa hoạt động trở lại do dịch Covid-19 nên việc nhập khẩu giống tạm thời chưa thực hiện được.

Tại cuộc làm việc mới đây với các doanh nghiệp chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ tạo điều kiện tối đa về thủ tục, về kiểm dịch động vật để các doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống về phục vụ tái đàn, tăng đàn, qua đó sớm bù đắp nguồn cung bị thiếu hụt do dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 gây ra.

Nguồn tin: Nguyên Huân - Minh Phúc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay41,770
  • Tháng hiện tại80,203
  • Tổng lượt truy cập88,758,537
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây