Học tập đạo đức HCM

Nông trại kết hợp du lịch, giáo dục ngóng ngày 'bình thường mới'

Thứ bảy - 23/10/2021 01:19
Nông trại Ong Vàng nằm dưới chân cầu vượt cao tốc Bến Lức – Long Thành đang ngóng chờ ngày 'bình thường mới' để khôi phục hoạt động, dù phía Nam đã nới giãn cách...

“Nông trại chúng tôi thiên về giáo dục, phục vụ các bé mầm non, tiểu học hoạt động ngoại khoá. Giờ các cháu chưa đi học, nông trại chúng tôi chưa được mở cửa trở lại thì thật sự rất khó khăn”, chị Đại Ngọc Khánh Châu, Phó Giám đốc nông trại Ong Vàng tâm tư.

Với không khí trong lành, nhiều mảng xanh và xa trung tâm thành phố, lãnh đạo nông trại Ong Vàng tiếp tục đầu tư thêm khu vực thứ hai tại huyện Nhà Bè (TP.HCM), ngay khu vực dưới chân cầu vượt cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Đây là khu vực nông trại Ong Vàng 2 dự định đưa vào hoạt động vào tháng 9/2021 nhưng vì dịch Covid-19 bùng phát nên đành dời lại ngày mở cửa cho đến tận bây giờ. “Khu vực nông trại Ong Vàng 1 (nằm ở khu Bình Quới, Thanh Đa, quận Bình Thạnh) cũng tạm đóng cửa vì dịch, chờ ngày hoạt động lại.”, chị Khánh Châu kể.

Hoạt động chính của nông trại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh tiểu học, mầm non và nhóm gia đình… (ảnh tư liệu của nông trại).

Hiện tại, tuy chưa được phép mở cửa trở lại nhưng nông trại vẫn duy trì một số hoạt động bên trong. “Mỗi tháng tại nông trại khu vực huyện Nhà Bè này, chúng tôi mất khoảng 100 triệu duy trì hoạt động, tính đến giờ cũng đã nửa năm. Chưa biết khi nào được mở cửa nhưng chúng tôi phải cố gắng duy trì hoạt động và tái đầu tư một số hạng mục”, chị Châu khá bận rộn điều phối công việc khi chia sẻ với phóng viên.

Anh Thanh (ngụ huyện Nhà Bè) chia sẻ: “Tôi cũng vừa xin được việc vào nông trại này mới vài ngày. Thu nhập hiện tại tầm 8 triệu/tháng, nhiệm vụ là chăm sóc vườn cho nông trại. Thành phố vừa hết giãn cách, tôi may mắn tìm được việc làm ngay nên khá vui".

Tính ít nói, chị Năm quê ở miền Tây bị kẹt lại ở TPHCM trong đợt dịch. Khi được hỏi về cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào trong đợt dịch, chị Năm chỉ nói: “Tôi may mắn được chủ cho ở lại, bao ăn ở, lương trả hơn 6 triệu một tháng. Tôi biết nói gì ngoài lời cám ơn”.

Ngồi bên cạnh vườn rau thuỷ canh vừa được ươm lại sau mấy tháng không có người chăm sóc, chị Châu nâng niu từng chiếc lá, kiểm tra quá trình phát triển của từng cây.

“Dịch dã đâu có đi mua được giống, luống rau thuỷ canh này cũng vừa được trồng lại mấy ngày nhưng lên nhanh lắm, chỗ này sẽ cho các bé trải nghiệm trồng rau, học các bài học cơ bản chăm sóc rau để các bé có thể trồng tại nhà. Những chậu rau như thế này sẽ là phần thưởng cho các bé mang về nhà sau khi trải nghiệm”, chị Châu nói khi cầm trên tay cây cải được trồng theo hình thức thuỷ canh.

“Chưa biết khi nào được mở cửa trở lại nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đầu tư thêm một số hạng mục như chuồng nuôi gà vịt, khu nhà truyền thống dạy làm bánh, làm thủ công mỹ nghệ. Giờ chúng tôi rất mong nhà nước nhanh chóng cho mọi thứ trở lại trong điều kiện bình thường mới. Mấy tháng rồi, thực sự nhà đầu tư như chúng tôi đang rất nỗ lực. Nhiều gia đình, phụ huynh liên tục gọi hỏi chúng tôi khi nào mở cửa, cứ mỗi lần nghe như thế, tôi rất buồn”, chị Châu bùi ngùi nhìn nông trại của mình.

Ruộng lúa này của nông trại cũng đã được gieo trồng đợt hai, đợt một đã được “thu hoạch” trước đó hơn một tháng. "Phải trồng liên tục, đâu biết mình được mở cửa lúc nào. Lỡ như hoạt động, mình không chuẩn bị các hạng mục này thì lấy gì phục vụ khách", bà chủ nông trại lý giải.

“Mỗi một trải nghiệm, chúng tôi bố trí hai nhân viên đi kèm giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ nếu đón đoàn 100 em thì chia khoảng 5 nhóm, mỗi nhóm như thế sẽ có 2 nhân viên của nông trại hỗ trợ hướng dẫn cho các bé. Đội ngũ nhân viên hướng dẫn chúng tôi thuê theo dạng thời vụ các bạn sinh viên đang theo học các ngành sư phạm, du lịch… giờ thì các bạn ấy cũng về quê hết rồi, muốn thuê cũng khó. Bởi nếu mở cửa trở lại, câu chuyện nhân sự cũng đau đầu lắm”, chị Châu ngao ngán.

Gian bếp này lãnh đạo nông trại cũng bỏ hàng trăm triệu đồng ra đầu tư nhưng nửa chừng rồi cũng bỏ lửng do đại dịch.

“Ngày xưa, nhóm chúng tôi nhận thấy các bé thiếu môi trường trải nghiệm thực tế nên đã mạnh dạn đầu tư vào đây, chính quyền địa phương cũng rất ủng hộ loại hình này. Giờ đây, vì đại dịch, chúng tôi đành phải nhìn đứa con tiền tỷ của mình đóng cửa chờ bình thường mới”.

Theo Phú Thọ /nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-trai-ket-hop-du-lich-giao-duc-ngong-ngay-binh-thuong-moi-i305841.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm499
  • Hôm nay46,546
  • Tháng hiện tại311,273
  • Tổng lượt truy cập87,666,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây