Học tập đạo đức HCM

Khí thế mới trên ruộng đồng Đưa khoa học kỹ thuật xuống ruộng đồng

Thứ năm - 21/10/2021 19:40
Các mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chuyển giao đã giúp năng suất, chất lượng vượt trội, thu hút nhiều nông dân...

Nông dân mê làm công nghệ cao

Đến thăm mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính của gia đình ông Nguyễn Thanh Quang, ở xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những thiết bị công nghệ kỹ thuật ông đang áp dụng đầu tư lắp đặt trong mô hình trồng rau công nghệ cao (CNC) của gia đình.

Ông Nguyễn Thanh Quang áp dụng nhà lưới cho việc ươm giống rau. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Nguyễn Thanh Quang áp dụng nhà lưới cho việc ươm giống rau. Ảnh: Minh Sáng.

Dẫn chúng tôi vào thăm mô hình trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới có diện tích trên 1.000 m2, ông Quang phấn khởi giới thiệu: “Năm 2019, bà con chúng tôi được cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) miền Nam xuống hỗ trợ tư vấn, tập huấn, chuyển giao mô hình trồng rau trong nhà lưới kết hợp tưới, phun thuốc tự động. Lúc đầu bà con còn rất bỡ ngỡ, nhưng càng làm càng thấy mê vì tính khả thi dự án mang lại hiệu quả cao cho nhà nông”.

Theo ông Quang, từ diện 1000 m2 nhà lưới ban đầu, đến nay ông đã sở hữu thêm 7 nhà lưới trên diện tích đất gần 10.000 m2. Tuy chi phí trồng rau nhà lưới ban đầu hơi cao, nhưng bù lại  hiệu quả tốt và phát triển bền vững. Hơn nữa, do trồng rau trong nhà lưới không chịu tác động bởi thời tiết, giảm được ánh nắng mặt trời nên tiết kiệm được phân bón, giảm khâu làm cỏ, phun thuốc BVTV; đặc biệt kết hợp tưới tự động nên tiết kiệm nước, giảm được nhân công, sản phẩm mẫu mã rau đẹp, đồng nhất, cho năng suất, chất lượng vượt trội.

Ngay sau dịch Covid-19 Đoàn công tác Viện KHKTNN miền Nam đã xuống tư vấn kỹ thuật mô hình rau ứng dụng CNC cho gia đình ông Nguyễn Thanh Quang. Ảnh: Trần Trung.

Ngay sau dịch Covid-19 Đoàn công tác Viện KHKTNN miền Nam đã xuống tư vấn kỹ thuật mô hình rau ứng dụng CNC cho gia đình ông Nguyễn Thanh Quang. Ảnh: Trần Trung.

“Trước kia chúng tôi canh tác theo kiểu truyền thống, mỗi năm tối đa chỉ được 6 vụ, nhưng nay có thể làm được cả chục vụ rau, năng suất lại tăng gấp đôi nên chỉ sau vài vụ là thu hồi được vốn đầu tư. Từ việc áp dụng mô hình thành công, khiến bà trong vùng đến thăm quan học hỏi và làm theo cũng rất hiệu quả”, ông Quang hào hứng nói.

Nông dân tiếp cận ứng dụng khoa học

Là một trong số HTX đầu tiên thí điểm ứng dụng CNC vào sản xuất ở địa phương, hiện nay 100%  xã viên của  HTX rau an toàn Tân Đông ứng dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính, tưới tự động... với gần 100 ha. Thời điểm này, bà con đang bắt đầu vào vụ thu hoạch đúng thời điểm nới lỏng giãn cách, khiến đầu ra càng thuận lợi. 

Ông Trần Văn Bương, Chủ tịch HĐQT HTX cho biết, mới đầu tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật bà con xã viên rất băn khoăn, vì đang quen với kiểu canh tác truyền thống nên chưa biết hiệu quả kinh tế với mô hình mới thế nào? Do đó, lúc đầu bà con chỉ thống nhất làm thử mô hình nhỏ lẻ để thăm dò thị trường rồi tính tiếp. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch vụ đầu tiên thấy có hiệu quả cao nên HTX bắt đầu mạnh dạn phổ biến cho các xã viên áp dụng đại trà. “Hiện nhiều bà con nông dân ở địa phương đang muốn nộp đơn xin tham gia trồng rau trong nhà kính với HTX để cải thiện năng suất và mong tăng thu nhập. Do đó, HTX đang liên hệ Phòng nông nghiệp huyện để hỗ trợ liên kết với ngân hàng chính sách cho bà con vay tín chấp, hoặc HTX sẽ đứng ra trả tiền vật tư xây dựng nhà kính, xong HTX thu hồi vốn bằng sản phẩm rau cuối vụ”.

Ông Trần Văn Bương kiểm tra hệ thông tưới phun sương, tưới tự động của gia đình. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Trần Văn Bương kiểm tra hệ thông tưới phun sương, tưới tự động của gia đình. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Bương, HTX tạo điều kiện với hình thức này thì cũng chỉ trong vòng vài vụ là người dân sẽ kéo vốn và sở hữu được hệ thống nhà lưới của mình. Đồng thời, có nhà kính canh tác rau sẽ giảm được rất nhiều chi phí sản xuất, giảm công chăm sóc, không ảnh hưởng đến sức khỏe cả người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần cùng HTX xây dựng thương hiệu rau sạch của địa phương.

Đây là dự án nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) cho các tỉnh phía Nam. Hiện, dự án đang chuyển giao cho 4 tỉnh, gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và Tiền Giang.

Cán bộ kỹ thuật Viện KHKTNN miền Nam xuống mô hình chuyển giao kỹ thuật. Ảnh: Trần Trung.

Cán bộ kỹ thuật Viện KHKTNN miền Nam xuống mô hình chuyển giao kỹ thuật. Ảnh: Trần Trung.

Thạc sĩ Mai Bá Nghĩa, cán bộ kỹ thuật Viện KHKTNN miền Nam, người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật và theo dõi mô hình cho biết: Chúng tôi chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao, các loại rau ăn lá trong nhà màng, nhà lưới; giúp nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa và sử dụng các chế phẩm sinh học để rau đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng cao. Đặc biệt, mô hình được triển khai theo chuỗi giá trị từ khâu gieo hạt giống đến bàn ăn của người tiêu dùng”.

Xuyên suốt quá trình triển khai dự án, nhà nông được chuyển giao quy trình kỹ thuật gieo ương cây con giống, đến quy trình trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển… Hướng tới, dự án sẽ giúp các HTX tìm được những điểm tiêu thụ rau CNC ổn định nhằm đảm bảo duy trì sản xuất bền vững cho các hộ viên HTX.

Thạc sĩ Mai Bá Nghĩa phân tích hiệu quả vườn rau người dân ứng dụng CNC vào sản xuất. Ảnh: Minh Sáng.

Thạc sĩ Mai Bá Nghĩa phân tích hiệu quả vườn rau người dân ứng dụng CNC vào sản xuất. Ảnh: Minh Sáng.

Sau 2 năm thực hiện (2019 đến nay), lúc đầu chỉ 2 đến 3 mô hình, thì nay tại các huyện đã nhân rộng hàng trăm mô hình rau ứng dụng CNC. Ảnh: Trần Trung.

Sau 2 năm thực hiện (2019 đến nay), lúc đầu chỉ 2 đến 3 mô hình, thì nay tại các huyện đã nhân rộng hàng trăm mô hình rau ứng dụng CNC. Ảnh: Trần Trung.

Theo Trần Trung-Minh Sáng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/dua-khoa-hoc-ky-thuat-xuong-ruong-dong-d305615.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay42,424
  • Tháng hiện tại801,960
  • Tổng lượt truy cập89,480,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây