Học tập đạo đức HCM

Ở đây nuôi tôm càng xanh to bự, 1 năm thu 2-3 vụ nhờ lót vải bạt, phủ lưới

Thứ tư - 13/05/2020 02:39
Nuôi tôm - đặc biệt là con tôm thẻ, tôm sú, tôm càng… đã trở thành mô hình nuôi trồng thủy sản chủ lực tại Đồng Nai và đang được phát triển mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều hộ nuôi tôm vẫn ứng dụng theo cách truyền thống, dẫn đến rủi ro cao, dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, thất thu. Vì vậy, ngành chức năng đang khuyến khích người nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể, nhiều người nuôi tôm cho biết, nếu nuôi tôm theo cách truyền thống thì thường mỗi năm sẽ chỉ nuôi được một vụ tôm. Trong khi, nuôi tôm theo công nghệ mới, mỗi năm có thể nuôi được từ 2-3 vụ. Nhưng chi phí bỏ ra ban đầu khá cao khiến cho nhiều người vẫn e dè việc chuyển đổi.

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm để đổi đời - Ảnh 1.

Nông dân ở Đồng Nai thu hoạch tôm càng, nuôi bằng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới cho năng suất cao. Ảnh: N.M

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc - người nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch, gia đình bà hiện vẫn nuôi tôm theo cách truyền thống. Bà Ngọc chỉ cần thả tôm giống và chờ đến ngày thu hoạch, nhưng hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm khiến dịch bệnh tăng cao, tôm chết rất nhiều.

"Tính ra nếu êm xuôi thì vẫn có lãi nhưng rủi ro gặp dịch bệnh hoặc nước ô nhiễm thì mùa đó mất trắng, ôm nợ. Có lẽ xuất xong lứa này có chút vốn tôi sẽ đổi sang nuôi tôm công nghệ cao. Nếu giữ mãi cách nuôi truyền thống có khi mất luôn nhà cửa"- bà Ngọc chia sẻ.

Còn ông Võ Duy Thạch - người nuôi tôm ở huyện Trảng Bom cho hay, bây giờ nhiều nơi nuôi tôm thâm canh trong nhà lưới theo quy trình CPF (ao nuôi được lót đáy bạt và phủ lưới). Cách nuôi này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu chọn con giống sạch, chất lượng đến tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào, sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại. 

Đặc biệt, ao nuôi được thiết kế để các chất thải, chất bẩn tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao. Người nuôi vệ sinh hằng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi nên hạn chế được rủi ro dịch bệnh cho con tôm.

Theo Phòng NNPTNT huyện Nhơn Trạch, hiện toàn huyện có khoảng 1.900ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó gần 1.600ha nuôi thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, số hộ nuôi tôm công nghệ chỉ khoảng 31 hộ với 66ha. Năng suất trung bình của các hộ ứng dụng công nghệ cao đạt 15 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/ha.

Theo Nha Mẫn/danviet.vn
https://danviet.vn/o-day-nuoi-tom-cang-xanh-to-bu-1-nam-thu-2-3-vu-nho-lot-vai-bat-phu-luoi-20200511170249689.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay40,199
  • Tháng hiện tại543,357
  • Tổng lượt truy cập92,921,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây