Học tập đạo đức HCM

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê, điểm tựa của hộ nghèo

Thứ tư - 13/05/2020 00:23
Mỗi tháng HTX mua gom, xuất khẩu đươc 10 nghìn sản phẩm mây, tre đan các loại. Tạo việc làm ổn định cho gần 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và người khuyết tật.
Empty

Empty

Hợp tác xã Mây tre đan xuất khẩu Liên Khê (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) được thành lập từ đầu những năm 1980. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, đến nay HTX vẫn duy trì được sản xuất ổn định.

Sản phẩm làm ra từ HTX bao gồm, các đồ dùng gia dụng bằng mây tre, như giỏ, lọ, đĩa, cơi trầu, mâm bồng, làn, khay đựng hoa quả các loại. Thị trường xuất khẩu chính của HTX là các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Bình quân mỗi tháng HTX có thể sản xuất và cung ứng cho thị trường các quốc gia nói trên 10 nghìn sản phẩm mây, tre đan các loại. Tạo việc làm ổn định cho gần 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và người khuyết tật trong khu vực.

Thu nhập quân bình của người làm nghề không cao (khoảng 60-70 nghìn đồng/người/ngày), nhưng công việc nhẹ nhàng, kỹ thuật sản xuất đơn giản, không phải đầu tư vốn, các lao động được mang việc về sản xuất tại nhà theo hình thức khoán sản phẩm, rất phù hợp với các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người hết tuổi lao động và người khuyết tật.

Theo đó, toàn bộ nguyên liệu cho sản xuất đầu vào (song, mây, tre), được HTX hợp đồng mua từ Đà Nẵng, đã chẻ vót sẵn, giao cho người lao động chỉ việc đan thành phẩm cơ bản, rồi giao lại cho HTX hoàn thiện khâu sản xuất cuối cùng (vệ sinh, làm cứng, sơn màu) trước khi xuất xưởng.

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Nhờ cách khoán sản phẩm cho người thợ như trên, HTX đã khai tác tối đa được năng lực sản xuất từ cộng đồng, mọi tầng lớp nhân dân đều có thể nhận nguyên liệu về sản xuất tại nhà vào những khi rảnh rỗi, nhất là vào thời gian sớm, tối trong ngày hoặc những ngày nắng nóng gay gắt  hoặc mưa bão kéo dài, nhưng vẫn đảm bảo được công việc đồng áng hoặc các việc làm khác của gia đình.
Vợ chồng chị Đinh Thị Ngà ở xã Bình Kiều (Khoái Châu) cùng bị khuyết tật do bẩm sinh và di chứng chất độc da cam, nhờ cố gắng vươn lên học hỏi làm nghề, mỗi tháng đã sản xuất được hơn 100 sản phẩm giỏ, lọ, khay, đĩa mây các loại, đạt thu nhập trên 3 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình hàng ngày.

HTX cũng có được thuận lợi, không phải mở rộng nhà xưởng sản xuất và quản lý lao động, giúp giảm chi phí đầu tư, hạ giá đơn hàng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, ổn định việc làm và gia tăng thu nhập cho người thợ. Qua đó góp phần cùng chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo bền vững cho nhiều nông hộ, đặc biệt là những người khuyết tật.

Anh Đỗ Đình Quyền ở thôn Trung Châu, xã Đông Kết (trong huyện) từng là công nhân lái máy xúc, bị tai nạn lao động phải sống nhờ vợ con. Từ khi được nhận làm hàng mây, tre đan xuất khẩu cho HTX Liên Khê, anh Quyền đã có nguồn thu nhập ổn định gần 3 triệu đồng/tháng, chẳng những đảm bảo đủ cuộc sống cá nhân, đôi khi anh còn hỗ trợ lại gia đình.

Sản phẩm của HTX Mây tre đan Liêm Khê.

Sản phẩm của HTX Mây tre đan Liêm Khê.

Nét mới trong sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của HTX Liên Khê hiện nay là: Tất cả các khâu giao dịch (chào hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng) đều thông qua các phương tiện thông tin hiện đại, không mất thời gian và phương tiện đi lại, gây phát sinh chi phí, nên rất thuận lợi. Do vậy, nghề sản xuất mây, tre đan xuất khẩu sẽ còn phát triển hơn nữa. Bởi đây là những sản phẩm thân thiện môi trường, nguyên liệu sản xuất là các loại thảo mộc, hoàn thổ nhanh, không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Giám đốc HTX Phan Đình Đua cho biết: “HTX sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các lao động làm nghề...”.

Theo Hải Tiến/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay21,378
  • Tháng hiện tại1,307,803
  • Tổng lượt truy cập88,662,873
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây