Học tập đạo đức HCM

Tích tụ đất đai: Chìa khóa mở ra chân trời mới

Thứ hai - 28/09/2020 20:12
Có thời điểm, ở đâu đó nông dân xứ Thanh bỏ bẵng ruộng đồng. Nhưng nó cũng mở ra chân trời mới trong cho tái cơ cấu nông nghiệp.
Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng.

Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Khanh Văn Đức, một chủ hộ có 10 ha đất trồng lúa tại thôn Thắng Long, xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) cho hay, việc một số hộ dân không còn mặn mà với đồng ruộng, suy cho cùng vẫn là câu chuyện về hiệu quả kinh tế. Nhưng khi vấn đề này được giải quyết sẽ có những người tâm huyết nhảy vào lĩnh vực này. Đó là lúc nông nghiệp có “cửa sáng”, nông dân có cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất do mình làm chủ.

“Cơ giới hóa, giao thông, hệ thống thủy lợi hiện nay rất thuận lợi nhưng vẫn có nhiều hộ bỏ ruộng. Đó là vì ruộng đồng manh mún không đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định. Ruộng đồng nuôi sống nông dân nhưng làm giàu thì vô cùng khó. Nhưng khi nông dân bỏ ruộng tôi lại gom ruộng để sản xuất. Ngoài ruộng của gia đình, tôi còn mua thêm ruộng của một số hộ và mượn thêm 6 ha nữa để trồng lúa. Lợi nhuận không phải là không có nhưng chỉ là chưa cao như kỳ vọng.

Còn những hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ 1-2 sào và vẫn theo phương thức canh tác truyền thống thì khó mà nhìn ra vấn đề. Hơn 10 ha ruộng lúa của gia đình tôi được cơ giới hóa tất cả các khâu và tính toán chi ly, không còn vất vả như nhà nông thuở trước. Bình quân, mỗi năm từ 10 ha ruộng tôi vẫn lãi ròng trên 150 triệu đồng” – ông Đức phân tích.

Đó là câu chuyện của một nông dân vẫn còn thiết tha với bờ xôi ruộng mật. Còn doanh nghiệp thì sao?

Thanh Hóa có trên 408.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2019, toàn tỉnh đã tích tụ được khoảng 10.500 ha đất sản xuất để liên kết sản xuất. Theo Nghị Quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng trên 100.000 ha. Bình quân giai đoạn 2021 - 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao trong trồng trọt đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Bà Phạm Thị Chuyên, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36, có trụ sở tại xã Đông Tiến (huyện Đông Sơn) cho hay, công ty hiện có 4 ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế, có lẽ chưa có lúc nào tích tụ đất đai để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... ở Thanh Hóa lại thuận lợi như lúc này. Nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đủ tiềm lực, biết cách tổ chức sản xuất và làm tốt khâu thị trường thì tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thực sự là mảnh đất màu mỡ.

Khi doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn thực sự có trách nhiệm, khi nông dân sẵn sàng trở thành công nhân nông nghiệp, khi có “một người lo” thì không lo nông nghiệp không sinh lãi.

Theo bà Chuyên, để nông dân sản xuất trên những diện tích nhỏ lẻ, manh mún thì không thể nhìn ra hiệu quả. Điều quan trọng là chúng tôi đã vận dụng chính sách của tỉnh, tự thỏa thuận với nông dân để tìm lời giải cho bài toán tích tụ đất đai.

Hiện công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, hệ thống cửa hàng nông sản an toàn được mở ở nhiều nơi, đó là hướng đi để nông nghiệp công nghệ cao “cất cánh” trong tương lai.

"Bây giờ đang là thời điểm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng tôi tin, chỉ dăm năm nữa thôi, nông nghiệp công nghệ cao sẽ có chỗ đứng vững chãi trong ngành nông nghiệp và những doanh nghiệp tiên phong như chúng tôi sẽ trở thành những doanh nghiệp đầu kéo" - bà Chuyên tin tưởng.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng, để hướng tới một nền nông nghiệp lớn, bền vững thì tích tụ đất đai là chìa khóa.

“Khi tích tụ đất đai trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, tham gia nông nghiệp công nghệ cao là những doanh nghiệp tâm huyết, có tiềm lực tài chính thì nông nghiệp Thanh Hóa nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng cần phải hiểu rằng, tích tụ đất đai không phải chỉ là việc riêng của ngành nông nghiệp mà cần có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy chính quyền... đó là công việc của toàn xã hội” – ông Giang nhấn mạnh.

Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm215
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại39,140
  • Tổng lượt truy cập88,717,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây