Học tập đạo đức HCM

Từ chuỗi giá trị đến xây dựng thương hiệu thịt bò Mông Việt Nam

Thứ hai - 28/09/2020 22:55
Mô hình chuỗi giá trị thịt bò Mông là thí điểm cơ chế chính sách mới về đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo trong đó lấy doanh nghiệp, người dân làm chủ thể.

*Mô hình chuỗi giá trị bò Mông Việt Nam

Bò Mông đực thuần được nuôi bảo tồn gen và phát triển giống. Ảnh: Huy Cường.

Bò Mông đực thuần được nuôi bảo tồn gen và phát triển giống. Ảnh: Huy Cường.

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm rung chuyển và đảo lộn kinh tế, chính trị khu vực và thế giới, nhiều thói quen sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, cả di chuyển đã và đang bị thay đổi.

Các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị thay đổi ở phạm vi toàn cầu, các trung tâm sản xuất lớn của thế giới bắt đầu cấu trúc lại chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, trong đó định hướng thị trường nội địa như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ… là một xu hướng của thời kỳ bình thường mới cùng chung sống trong đại dịch có thể còn rất dài.

Công và tư trong xây dựng chuỗi giá trị

Ngày 7/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1931/QĐ-TTg đề án thí điểm hình thức đối tác công tư (PPP) đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Mục tiêu của đề án là tạo ra đột phá thu hút được nguồn lực từ các doanh nghiệp đầu tư thực hiện đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển các chuỗi giá trị sản xuất, trong đó doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò làm chủ thể, nhân tố dẫn dắt chuỗi giá trị, xây dựng và vận hành các liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị. Thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia đến với các doanh nghiệp, cùng bàn với các doanh nhân để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.

Với cơ chế mới này các vấn đề đổi mới công nghệ cho chuỗi giá trị được gắn kết và thực hiện theo các nguyên lý của thị trường. Trong chuỗi giá trị điều kiện cần là phải có doanh nghiệp đầu tàu, đủ lớn để dẫn dắt chuỗi và là bên cầu công nghệ, bên đặt hàng công nghệ, điều kiện đủ là phải có các viện trường, nhóm nghiên cứu mạnh, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) là bên cung công nghệ.

Đối với mô hình đổi mới công nghệ gắn với khởi nghiệp sáng tạo theo chuỗi giá trị này thì vai trò của quản lý nhà nước thể hiện ở việc xây dựng và ban hành chính sách, giám sát kiểm tra thực hiện, thiết kế và định vị chuỗi, đặc biệt là thiết kế và định vị công nghệ chủ chốt, hay cốt lõi về lộ trình đổi mới công nghệ trong chuỗi giá trị.

Sản phẩm bò Hanwoo Hàn Quốc là một thương hiệu quốc gia, là niềm tự hào dân tộc của người Hàn Quốc.

Bò Hanwoo bản địa trước chỉ cày kéo trong nông nghiệp, tuy nhiên, sau khi thay thế phương thức chăn nuôi lạc hậu truyền thống, tác động của công nghệ mới vào chuỗi từ khâu làm giống, đến khâu dinh dưỡng, thú y, vỗ béo, giết mổ và marketing sản phẩm, chỉ trong chưa đến 20 năm thịt bò Hanwoo của Hàn Quốc đã có chất lượng và giá trị không thua kém gì thịt bò Wayu Nhật (Kobe) nổi tiếng thế giới và được xếp vào 1 trong 10 quốc gia có thịt bò ngon nhất thế giới, giá trị gia tăng hàng trăm phần trăm so với trước đây, dù chi phí nguyên liệu, thức ăn và nhân công ở Hàn Quốc rất cao và chủ yếu là nhập khẩu.

Mô hình chuỗi giá trị bò Mông Việt Nam

Mô hình HTX chăn nuôi bò Mông chất lượng cao của người Mông ở Mèo Vạc - Hà Giang. Ảnh: HC.

Mô hình HTX chăn nuôi bò Mông chất lượng cao của người Mông ở Mèo Vạc - Hà Giang. Ảnh: HC.

Mô hình chuỗi giá trị thịt bò Mông của Bộ Khoa học và Công nghệ là thí điểm cơ chế chính sách mới về đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo trong đó lấy doanh nghiệp làm chủ thể trong quan hệ đối tác công tư (sandbox).

Trong mô hình mới này, các chuyên gia, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học được trực tiếp trao đổi, thỏa thuận, đàm phán với các doanh nhân, doanh nghiệp về định hướng phát triển sản phẩm, định hướng phát triển thị trường sản phẩm, xác định các công nghệ chủ chốt, xác định lộ trình đổi mới công nghệ của toàn bộ chuỗi, cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh các sản phẩm trong chuỗi.

Với đặc điểm di truyền và thích nghi với điều kiện tự nhiên ở vùng núi cao, bò Mông được chăn nuôi ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn, người chăn nuôi chủ yếu là các dân tộc thiểu số, thu nhập thấp và không ổn định. Khai thác nguồn gen bò Mông mở ra cơ hội mới cho người dân và doanh nghiệp tìm kiếm được lợi ích trong quá trình phát triển chuỗi giá trị bò Mông.

Đây là mô hình phát triển chuỗi giá trị thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (R&D).

Các mối liên kết sản xuất được xây dựng gồm liên kết dọc giữa doanh nghiệp với người chăn nuôi, cơ chế bao tiêu sản phẩm, phân chia lợi ích được đàm phán và thỏa thuận minh bạch. Mối liên kết ngang giữa những người chăn nuôi cũng dần được hình thành ở trong các cộng đồng dân cư nhiều địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Có thể thấy rằng dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các mô hình liên kết sản xuất đang từng bước được hình thành thu hút sự quan tâm của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Việc áp dụng công nghệ mới trong chuỗi từ khâu giống, thức ăn, thú y từng bước phát huy được hiệu quả và tạo ra các cơ hội mới để cho ra đời sản phẩm thịt bò Mông chất lượng theo mô hình chăn nuôi hiện đại tương tự ở Hàn Quốc, Nhật Bản với hệ thống công nghệ số hóa để quản lý chất lượng đang được xây dựng và đưa vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp dự án bò Mông (Công ty Cổ phần bò Mông Việt Nam).

Từ đây tạo sản phẩm có thương hiệu vùng, từng bước nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm thuần Việt. Mô hình có thể áp dụng cho nhiều chuỗi giá trị sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi đặc hữu của Việt Nam.

----------------------------------

Phát triển bò Mông Việt Nam ở miền núi phía Bắc

Bò Mông cái thuần chủng. Ảnh: HC.

Bò Mông cái thuần chủng. Ảnh: HC.

Dự án “Ứng dụng công nghệ phát triển bò thịt chất lượng cao thành hàng hóa theo chuỗi giá trị ở miền núi phía Bắc ” (2018-2022). Mục tiêu dự án là bảo tồn nguồn gen bò Mông chất lượng cao; hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi bò thịt hàng hóa chất lượng cao: Sản xuất được thức ăn trộn hỗn hợp (TMR), nuôi vỗ béo, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm; xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu, hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khai thác, xây dựng thương hiệu thịt bò Mông chất lượng cao ở các tỉnh phía Bắc.

Dự án đã tiến hành hoạt động điều tra khảo sát, bình tuyển bò với số lượng gần 7.000 bò cái nền giống bò Mông thuần và bò đực giống Mông thuần, bê con Mông thuần ở các địa phương vùng cao một số địa phương (Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ, Mèo Vạc - Hà Giang; Hà Quảng, Bảo Lâm, Bảo Lạc - Cao Bằng; Pác Nặm, Ba Bể - Bắc Kạn).

Chọn lọc và xây dựng đàn bảo tồn gen giống gốc bò Mông (đực, cái) làm nền cho hoạt động lai tạo và phát triển giống; làm cơ sở truy xuất nguồn gốc giống, phát triển chăn nuôi trong mô hình nhân giống hạt nhân mở. Trọng tâm là bảo tồn và lai tạo được bò Mông đực giống tốt thuần chủng và con đực lai giống Mông 50% máu ngoại có chất lượng cao.

Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của bò Mông khi di chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp; hạn chế được các rủi ro, đảm bảo an toàn khi tăng số lượng đàn bò nuôi nhốt ở vùng thấp trong các hộ dân và HTX.

Thí điểm áp dụng công nghệ mới sử dụng vòng ProB nâng cao khả năng sinh sản; áp dụng biện pháp động dục đồng loạt; thụ tinh nhân tạo đồng pha cho đàn bảo tồn gen tại Trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông (Chợ Mới – Bắc Kạn) và điểm đối chứng tại Mèo Vạc - Hà Giang. Đã sinh sản thành công bê lai giống ngoại tỷ lệ máu 50% giống bò Waygu nhập ngoại.

Đây là giống bò kiêm dụng cho cả thịt chất lượng cao và sữa, chịu kham khổ, ít bệnh tật, phàm ăn, mở ra triển vọng có thể tạo ra mô hình nuôi bò kiêm dụng thịt - sữa có hiệu quả kinh tế cao hơn và hấp dẫn người chăn nuôi hơn.

Nguồn tin: TS Nguyễn Huy Cường/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay22,298
  • Tháng hiện tại468,851
  • Tổng lượt truy cập92,846,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây