Học tập đạo đức HCM

Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

Thứ hai - 28/09/2020 22:59
Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi".
Ông Lê Hoàng Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu giới thiệu về các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Hoàng Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu giới thiệu về các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư

Một dịp cuối tháng tám trong chuyến công tác tại Bạc Liêu, chúng tôi được ông Lê Hoàng Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu chia sẻ chân tình về những dự án đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, và đã cảm nhận được phần nào việc “trải thảm đỏ”  của địa phương đối với những doanh nghiệp có mong muốn đầu tư vào ngành hàng xuất khẩu tỉ đô này .

Ông Tùng chia sẻ: Phần lớn thời gian qua các doanh nghiệp về Bạc Liêu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được Sở NN-PTNT tạo mọi điều kiện thuận lợi. Điểm rõ nét nhất là các DN ngoài tỉnh đến Bạc Liêu đầu tư lớn hơn các DN trong tỉnh.

Cụ thể, nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm siêu thâm canh và nhà máy chế biến. Khi một nhà đầu tư về Bạc Liêu đã làm các thủ tục nộp hồ sơ, đề án, Sở KH&ĐT sẽ lấy ý kiến các Sở, ban ngành trong đó có ý kiến của Sở NN-PTNT xem xét có phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hay không.

Nhìn lại những lĩnh vực trụ cột tỉnh Bạc Liêu tập trung thu hút đầu tư năm 2020. Thứ nhất, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm và lúa gạo. Thứ hai, phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo và điện khí. Thứ ba, thu hút phát triển du lịch. Thứ tư, phát triển thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao. Thứ năm, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh.

Một góc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Một góc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu xác định ngoài cây lúa, nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực có dư địa phát triển bền vững, góp phần quan trọng phát triển kinh tế địa phương.

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực xây dựng trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao cho cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 123.000 ha diện tích thả nuôi tôm, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 10.500 ha, nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp gần 112.000 ha.

Những doanh nghiệp đi đầu và thành công trong mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay là: Tập đoàn Việt - Úc, Công ty TNHH MTV Long Mạnh, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty TNHH Huy Long An - Bạc Liêu, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh Bạc Liêu.

Giải pháp để thu hút nhà đầu tư nuôi tôm

Ông Lưu Hoàng Ly, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Để phục vụ các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tỉnh đã từng bước đầu tư hệ thống điện 3 pha phục vụ các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và có chính sách hỗ trợ giá điện. Hướng dẫn các hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao giảm giá thành sản xuất.

Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp được nhiều chuyên gia, nông dân trong trong và ngoài nước đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Nhiều hộ nuôi tôm đầu tư các quy trình công nghệ cao đã thành công nhiều vụ liền.

 Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã trở thành điển hình trong liên kết sản xuất - tiêu thụ ở Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh

 Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã trở thành điển hình trong liên kết sản xuất - tiêu thụ ở Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh

Với 13 doanh nghiệp đầu tư vào nuôi tôm công nghệ cao và nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng VietGAP. Mô hình nuôi tôm tiên tiến sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh. Mô hình nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, sản phẩm tôm của Bạc Liêu góp phần cùng với ngành tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, EU và đủ sức cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ.

Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho tỷ lệ thành công cao và đạt trên 80 - 90% diện tích nuôi có lãi. Đây là các mô hình nuôi tôm tiên tiến nhất được đầu tư bài bản, quản lý nghiêm ngặt. Theo đó, khu nuôi được thiết kế hệ thống ao lắng lọc, ao chứa và xử lý nước thải, chất thải, có lắp đặt hệ thống biogas.

Ngoài ra, các hệ thống ao ương, ao nuôi được lắp quạt và oxy đáy. Ao ương, ao nuôi, ao lắng được trải bạt hoàn toàn và được che lưới ở phía trên để giảm sự phát triển của tảo. Tôm được ương, sau đó chuyển tôm xuống ao nuôi và sang thưa ra nhiều giai đoạn. Bênh cạnh đó, đầu tư các trạm quan trắc cảnh báo môi trường và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư phần mềm quản lý nông nghiệp.

Bạc Liêu đang hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Ảnh: Trọng Linh

Bạc Liêu đang hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Ảnh: Trọng Linh

Hơn một năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, nghề nuôi tôm tại Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt trội. Ưu điểm của các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt tỷ lệ cao. Hạn chế được dịch bệnh xâm nhập vào khu nuôi, tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước nuôi nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường.

Định hướng chung của tỉnh Bạc Liêu trong thu hút mời gọi các dự án đầu tư là chọn lọc các dự án có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, vật liệu mới, thân thiện với môi trường và giải quyết nhiều lao động tại địa phương.

Những con số biết nói từ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã trở thành điển hình trong liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm tôm sú ở Bạc Liêu.

Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm tôm sú quảng canh cải tiến - kết hợp (QCCT-KH) tại ấp Cây giá, xã Định thành, huyện Đông Hải. Mô hình này, triển khai cuối năm 2013. Doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường 15.000 - 20.000 đồng/kg (hỗ trợ 100% con giống sạch bệnh đã qua xét nghiệm; 100% vi sinh xử lý cải tạo môi trường, hỗ trợ chi phí đánh giá, công nhận vùng nuôi), hiện tại vùng nuôi đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, Organic.

Mô hình liên kết nuôi tôm sú QCCT - KH theo tiêu chuẩn ASC thuộc khuôn khổ dự án WWF - Việt Nam. Mô hình này triển khai năm 2012, dự án WWF bắt đầu triển khai thực hiện trong khu đê bao khép kín của dự án tôm - lúa tại thị xã Giá Rai. Đến tháng 01/2016, Công ty CP XNK Thủy sản Âu Vững 1 tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân trong vùng dự án.

Nơi triển khai ký kết tiêu thụ sản phẩm là Tổ hợp tác NTTS Thành Công 1 (Ấp 18, xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai), với diện tích 101 ha, đã ký kết 85 ha/48 hộ (thời gian tới phấn đấu ký kết hết diện tích còn lại). Nội dung và hình thức liên kết: Công ty hỗ trợ 20% tiền mua con giống sạch bệnh đã qua xét nghiệm; 100% vi sinh xử lý cải tạo môi trường; tiêu chuẩn vùng nuôi: ASC.

Dự án “Chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam - SuSV”. Dự án thực hiện tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, thực hiện từ năm 2016 – 2019. Mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững thông qua cải thiện những tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường của sản xuất tôm và các hoạt động liên quan trong chuỗi giá trị. Dự án hỗ trợ, kết nối 2 HTX: Hợp tác xã Thành Công 1 liên kết bao tiêu với Công ty CP Tôm miền Nam và được công ty hỗ trợ HTX đạt chứng nhận ASC năm 2018, sản lượng bao tiêu đến nay đạt 65 tấn, người dân được hưởng lợi giá bán cao hơn thị trường 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Công ty TNHH MTV CBTHSXNK Thiên Phú và Công ty Cổ phần Tôm Miền Nam thực hiện liên kết với các HTX và Tổ hợp tác trên địa bàn huyện Đông Hải, thị xã Giá Rai. Doanh nghiệp nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, tôm - rừng theo tiêu chuẩn ASC, Global GAP, Organic với diện tích 1.845 ha/575 hộ và đã bao tiêu 875 tấn tôm.

Nguồn tin: Trọng Linh - Ngọc Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm125
  • Hôm nay16,132
  • Tháng hiện tại462,685
  • Tổng lượt truy cập92,840,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây