Học tập đạo đức HCM

Trồng dổi "đổi vàng", bản người Mường tất bật đón khách tới tham quan

Chủ nhật - 05/07/2020 22:42
Bà con người Mường trồng dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã đổi đời nhờ trồng dổi. Cũng nhờ trồng dổi mà gần đây xã Chí Đạo đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, học hỏi. Bà con người Mường nơi đây còn biết chế biến muối dổi nhằm đưa thứ gia vị hảo hạng này đi khắp mọi miền.

Đường vào xã Chí Đạo không còn núi cách, sông ngăn như những năm trước đây nữa mà rợp bóng cây dổi. 

Con đường nhựa chạy qua xã đã giúp bà con nơi đây giao thương thuận lợi hơn. Khác với nhiều xã vùng cao, trơ trọi trong cái nắng như lửa đốt vì rừng bị chặt phá sạch, ở Chí Đạo vườn trên, vườn dưới của xã phủ kín bóng cây dổi. 

Muối hạt dổi xứ Mường, nếm thử một lần là mê - Ảnh 1.

Hạt dổi sau khi thu hoạch có màu đỏ ối.

Cái nắng oi ả như thiêu, như đốt giữa mùa hè khi tràn qua đất trồng dổi cũng phải hạ xuống vài độ. 

Những cây dổi có tuổi thọ bằng cả đời người mọc lên sừng sững tựa như những cột chống trời. Cây nào cây nấy thẳng tắp và sai trĩu quả. Cây dổi đã gắn bó với bà con người Mường từ nhiều đời nay và giờ được ví như "cây vàng".

Đổi đời nhờ trồng cây dổi

Gia đình ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm Be Trên, xã Chí Đạo cũng trồng dổi. Ông Bun chia sẻ, khi ông lớn lên đã thấy bóng dổi phủ lấy ngôi nhà sàn của các cụ để lại.
 

Những năm trước đây, trong bất kì món ăn nào của bà con người Mường như cá nướng, canh măng, thịt nướng, bà con đều dùng gia vị từ hạt dổi.

Nói như các chuyên gia ẩm thực của người Mường, món ăn của bà con người Mường không có hạt dổi là nó thiếu đi hồn cốt của ẩm thực của xứ Mường. Hạt dổi là thứ gia vị mà mỗi khi nướng lên nó tỏa hương thơm lừng khiến ai ăn một lần cũng bị nghiện.

Hơn chục năm trở lại đây, thứ gia vị thơm nứt chai này đã được người tiêu dùng biết đến.Hầu như hộ dân nào ở đất Chí Đạo cũng trồng dổi. Nhà trồng ít vài cây quanh nhà, nhà trồng nhiều có đến vài trăm cây. 

Do hạt dổi bán được với giá 1 đến 3 triệu đồng/1kg, có cây dổi cho thu 25-30kg hạt khô, nên gia đình nào có vài cây dổi già là mỗi năm có trăm triệu đồng. Mỗi khi mùa dổi chín, tư thương ở khắp nơi đổ xô về Chí Đạo để mua hạt dổi. 

Nhờ đó mà đời sống của mấy trăm hộ dân xã Chí Đạo đã thay đổi nhanh chóng.

 "Trước đây, nhiều nhà ăn còn chẳng đủ. Nhưng từ khi hạt dổi bán được giá, cuộc sống của bà con thay đổi hẳn. Hiện xóm tôi đã có 7 hộ sắm được ô tô con nhờ bán hạt và cây dổi giống. Nhiều nhà thoát nghèo và làm giàu nhanh chóng nhờ cây dổi", ông Bun cho biết.

Muối hạt dổi xứ Mường, nếm thử một lần là mê - Ảnh 2.

Bà con người Mường đã thoát nghèo nhờ trồng dổi.

Cây dổi đã giúp người dân Mường đổi đời. Khi bà con các vùng biết đến lợi ích của cây dổi, họ ồ ạt tìm đến Chí Đạo mua dổi về trồng. Dổi trồng sau 8 năm cho quả bói. Và sau 20-40 năm trồng dổi còn cho thu hoạch gỗ. Mỗi cây dổi trị giá hơn cả cây vàng. Khi nhu cầu cây giống tăng cao, bà con còn ươm cây giống bán. Nhiều hộ gia đình ở xã Chí Đạo đã trở thành cơ sở sản xuất giống, mỗi năm kiếm cả tỷ đồng.

Từ trồng dổi đến làm muối dổi

Không dừng lại ở việc bán cây giống và hạt dổi, chị em phụ nữ xã Chí Đạo còn biết làm muối dổi đóng lọ bán cho bà con ở khắp mọi miền. 

Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là chị Bùi Thị Lợi, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Chí Đạo. Nay chị Lợi đã chuyển sang làm Phó Bí thư xã Chí Đạo, nhưng tâm huyết của chị với cây dổi ngày càng sâu đậm hơn. 

 

Trồng dổi làm muối dổi làm đổi đời cả một xã người Mường - Ảnh 3.

Gia đình chị Bùi Thị Lợi cũng trồng dổi. 2 năm trở lại đây, chị còn làm muối dổi để đưa hương vị xứ Mường bay xa.

Hiện gia đình chị trở thành nơi sản xuất và phân phối muối dổi xứ Mường. Tổ hợp tác thu hút 15 hộ gia đình cùng tham gia. 

Chị Lợi chia sẻ, trước đây, đã phần bà con thu hạt dổi rồi phơi khô rồi bán nguyên hạt. Tôi lại nghĩ, tại sao mình không chế biến muối dổi để đưa hương vị dổi xứ Mường được đi xa hơn. Các mế người Mường vốn có kinh nghiệm làm muối hạt dổi. Tôi cứ theo cách đó mà làm. Tôi chỉ cải tiến là đóng muối dổi vào lọ thủy tinh cho đẹp hơn.

Cách làm muối hạt dổi cũng hết sức cầu kì. Hạt dổi phơi khô được cho vào nướng trên bếp than hồng. Nướng làm sao để hạt dổi dậy mùi mà không bị cháy cũng là một nghệ thuật. Sau khi hạt dổi đã được làm chín, dậy mùi cho vào máy nghiền nhỏ rồi trộn với muối rang.

Trồng dổi làm muối dổi làm đổi đời cả một xã người Mường - Ảnh 4.

Người dân ở xã Chí Đạo trồng dổi và làm giàu từ thứ cây vừa cho gỗ vừa cho hạt để làm gia vị muối dổi.

Từ khi làm muối hạt dổi đến nay, chị Lợi cũng đã đi quảng bá sản phẩm ở khắp mọi nơi. Hiện nhiều cơ sở phân phối ở Hòa Bình đã đồng ý bán muối dổi do chị em phụ nữ ở xã Chí Đạo sản xuất. 

Số lượng bán còn khiêm tốn, nhưng với chị Lợi, đây là động lực để chị em tiếp tục mở rộng sản xuất. Hiện chị Lợi đang ấp ủ giấc mơ đưa muối dổi xứ Mường được đặt trên khay của các siêu thị lớn của Hà Nội và TP.HCM. 

"Gia vị hạt dổi có hương vị rất đặc biệt. Nó phù hợp với sở thích dùng gia vị của người Việt. Tôi tin rằng, nếu chúng tôi xúc tiến thương mại tốt, chẳng mấy chốc muối dổi của chúng tôi sẽ được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận", chị Lợi cho biết.

Cây dổi gắn bó với bà con người Mường từ nhiều đời nay. Nó còn được các mế Mường dùng để chữa bệnh. Phụ nữ sau khi sinh mà được các mế Mường đun cho nồi nước xông lá dổi. Sau khi được tắm nước lá dổi, chị em sẽ rất khỏe, mỏi mệt tiêu tan.

Theo chị Lợi, còn một bài thuốc nữa rất hiệu nghiệm là trẻ em hay người lớn mà bị đầy bụng, các mế chỉ cần dùng vài hạt dổi nướng lên rồi đập dập đắp lên bụng là bệnh khỏi ngay. Ngoài ra, hạt dổi còn có tác dụng chữa viêm xoang rất tốt.

Trồng dổi làm muối dổi làm đổi đời cả một xã người Mường - Ảnh 5.

Ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm Be Trên, xã Chí Đạo còn ươm cây dổi giống để bán. Theo ông Bun, mỗi năm xã Chí Đạo xuất đi cả chục vạn cây dổi giống.

Một tin vui đến với bà con trồng dổi xã Chí Đạo là một công ty chuyên làm gia vị của Đức đã đến khảo nghiệm về công dụng của hạt dổi. Họ đã lấy mẫu và mang về Đức để xét nghiệm. 

Nếu như hạt dổi xứ Mường thoả mãn về các điều kiện của công ty đến từ nước Đức, họ sẽ nhập với số lượng lớn. 

"Hôm họ đến nhà tôi, tôi thịt gà, làm muối hạt dổi cho họ ăn. Họ thích mê đi được. Cái ông người Đức đó thích vùng Mường này quá, ở lại cả tuần trời. Do dịch Covid-19 vừa xảy ra, nên họ chưa quay lại được. Tôi tin, hạt dổi siêu sạch, hoàn toàn tự nhiên của chúng tôi sẽ được họ đón nhận", ông Bun cho biết thêm.

Nguồn tin: Xuân Tuấn/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại416,339
  • Tổng lượt truy cập92,794,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây