Học tập đạo đức HCM

Về miền chiếu cói Ngan Dừa

Thứ bảy - 17/04/2021 20:49
Là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân ở Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời nay.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn - điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác, nguồn nguyên liệu giúp người dân làm chiếu chủ và cũng tiết kiệm được chi phí khi làm chiếu.

Cây lác (còn gọi là cói) được vận chuyển về Ngan Dừa từ khắp các nơi trong vùng. Đây là loại cây thân thảo, mềm, xốp, mọc hoang nơi đầm lầy hoặc trồng trên ruộng chua phèn.

Cây lác (còn gọi là cói) được vận chuyển về Ngan Dừa từ khắp các nơi trong vùng. Đây là loại cây thân thảo, mềm, xốp, mọc hoang nơi đầm lầy hoặc trồng trên ruộng chua phèn.

Ấn tượng đầu tiên khi đến làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi. Toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất là ở ấp Thống Nhất.

Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác.

Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác.

Những bó lác nguyên liệu sử dụng để dệt chiếu…

Những bó lác nguyên liệu sử dụng để dệt chiếu…

… sau khi được đem phơi khô, sợi lác được chẻ làm hai, phơi một nắng rồi nhuộm phẩm bốn màu: đỏ, xanh, vàng, tím. Sự khéo léo của người thợ là phối kết những sợi cói đã nhuộm để dệt nên hình hoa lá và những chữ Nho (thường là Phước, Lộc, Thọ) trên tấm chiếu.

… sau khi được đem phơi khô, sợi lác được chẻ làm hai, phơi một nắng rồi nhuộm phẩm bốn màu: đỏ, xanh, vàng, tím. Sự khéo léo của người thợ là phối kết những sợi cói đã nhuộm để dệt nên hình hoa lá và những chữ Nho (thường là Phước, Lộc, Thọ) trên tấm chiếu.

Để làm ra một chiếc chiếu Ngan Dừa, cần phải trải qua nhiều công đoạn với sự tỉ mẩn và miệt mài của người thợ. Đầu tiên là chẻ lác, công đoạn đòi hỏi sự khéo léo vì cọng lác yếu và mềm nên rất khó chẻ nhỏ ra làm nhiều sợi. Nhưng chỉ với một cây dao nhỏ, qua tay người thợ, một cọng lác sẽ nhanh chóng được chẻ làm 5-6 sợi đều tăm tắp.

Bàn tay khéo léo của người phụ nữ ở làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng. Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa thoăn thoắt chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go khi dệt chiếu. Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng và hình ảnh những người phụ nữ tỉ mẩn chuồi từng cọng lác mỏng manh, tiếng go dập cọc cạch đi dọc cái thị trấn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu này.

Bàn tay khéo léo của người phụ nữ ở làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa thoăn thoắt chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go khi dệt chiếu. Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng và hình ảnh những người phụ nữ tỉ mẩn chuồi từng cọng lác mỏng manh, tiếng go dập cọc cạch đi dọc cái thị trấn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu này.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa thoăn thoắt chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go khi dệt chiếu.

Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng và hình ảnh những người phụ nữ tỉ mẩn chuồi từng cọng lác mỏng manh, tiếng go dập cọc cạch đi dọc cái thị trấn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu này.

Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng và hình ảnh những người phụ nữ tỉ mẩn chuồi từng cọng lác mỏng manh, tiếng go dập cọc cạch đi dọc cái thị trấn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu này.

Lác nguyên liệu sau được đem phơi khô, rồi tùy nhu cầu chiếu trắng hay chiếu màu mà người thợ nhuộm cho phù hợp. Cuối cùng, công đoạn quan trọng nhất là công đoạn dệt, thường phải có 2 người phối hợp với nhau: Một người chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go, người kia thì thoăn thoắt dập, úp, ngửa thân go rồi xoay trái, xoay phải bẻ bìa để khít từng sợi lác. Theo nhiều thợ dệt chiếu lâu năm, do thổ nhưỡng đất và nước tại Ngan Dừa trong lành nên cọng lác chẻ ra luôn trắng ngần, đẹp mắt, chiếu Ngan Dừa nhờ đó càng trở nên bền, đẹp.

Dệt xong, chiếu được 'tém' bốn biên chiếu bằng vải điều, gọi là may biên. Lại phơi thêm vài nắng nữa cho chiếu khô ráo, thơm tho trước khi chào bán. Nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Dệt xong, chiếu được “tém” bốn biên chiếu bằng vải điều, gọi là may biên. Lại phơi thêm vài nắng nữa cho chiếu khô ráo, thơm tho trước khi chào bán.

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Bình quân mỗi người ở Ngan Dừa trong một ngày có thể dệt được 4 đến 5 đôi chiếu chợ (chiếu hàng) hoặc 2 đôi chiếu đặt (đặt riêng theo yêu cầu, có chất lượng tốt, dày dặn và kín kẽ hơn). Tuy nhiên, khó và kỳ công nhất là dệt chiếu bông có chữ “Trăm năm hạnh phúc”, “Vu quy” hay chữ “Song hỷ” dành cho các cặp vợ chồng mới cưới khi phải mất 2, 3 ngày mới dệt được một đôi.

Theo Trọng Chính/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ve-mien-chieu-coi-ngan-dua-i288576.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay45,471
  • Tháng hiện tại90,652
  • Tổng lượt truy cập93,618,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây