Học tập đạo đức HCM

Chàng trai trẻ chế máy cày giúp nông dân

Thứ tư - 14/05/2014 04:17
Dù mới chỉ học hết lớp 9, chưa có bằng cấp hay được học qua khóa đào tạo nào về cơ khí, nhưng chàng trai trẻ Lương Quang Vũ (32 tuổi, trú thôn An Mỹ 2, xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã chế tạo thành công chiếc máy cày đa năng, có thể vượt mọi địa hình...

Chế máy cày không… bằng cấp

Sau gần một năm ấp ủ ý tưởng, ngày đêm mày mò thiết kế, lắp ráp, chiếc máy cày tự chế bằng bộ máy xe honda của nông dân trẻ Lương Quang Vũ đã ra đời, được người dân cho là chiếc máy cày không bằng cấp.

Là tài xế xe tải bôn ba khắp nơi đất khách từ miền Trung đến Tây Nguyên, công việc “phủ đầu”, nhưng mỗi lần về quê lại thấy mẹ một mình bươn chải 6 sào ruộng, cày sâu, cuốc bẫm, tiêu tốn nhiều tiền bạc, công sức nhưng năng suất lại chẳng được bao nhiêu. Ở vài nơi, người dân cũng cố gắng sắm được chiếc máy cày để phục vụ cho công việc đồng áng, nhưng chi phí cao và máy nặng nề, chẳng thể di chuyển ở những nơi địa hình phức tạp. Với niềm say mê sáng chế, Vũ đã dành hết tâm huyết, thời gian ít ỏi sau những chuyến xe đường dài và tiền bạc dành dụm bấy lâu để chế tạo ra một công cụ đắc lực giúp đỡ người nông dân quê mình. Đó chính là chiếc máy cày đất kết hợp suốt lúa, có thể di chuyển trên mọi địa hình, ở những chân ruộng cao, kể cả ruộng bậc thang, nơi cày bừa khó khăn, thay thế cho sức kéo của trâu bò và có thể tận dụng thời gian cày đất vào ban đêm.

 

Chiếc máy cày của Vũ không những cày bừa, mà còn suốt lúa và vượt mọi địa hình.

 

Anh Vũ khiêm tốn chia sẻ: “Việc chế tạo chiếc máy cày chỉ để thỏa niềm đam mê kỹ thuật cơ khí, và thứ nữa là muốn giải quyết việc nhà nông của gia đình và bà con nông dân địa phương. Máy cày tôi chế tạo nặng chỉ 40kg (còn máy cày thị trường nặng 400kg - PV) nên cơ bản là không khó khăn khi sử dụng. Cấu tạo của máy cày gồm một động cơ chính tận dụng từ máy xe Wave cũ (110 phân khối), sắt phế liệu hàn nối thành khung sườn, sên nhông dĩa của xe máy, bugi từ máy nổ, bánh lồng, bộ phận giảm tốc, điều hướng theo ý tùy thích. Bộ phận bình đựng xăng, tôi mua ống dây nhựa loại 20cm về ráp nối thành hộp chứa xăng nhiên liệu cho máy cày hoạt động... Tổng chi phí thực hiện ngót gần 9 triệu đồng. Chiếc máy cày đã khởi động máy bằng bộ đề chứ không quay tay như các loại máy cày khác. Ngoài công năng cày đất, chỉ cần thay đổi dây curoa nối đến hệ thống truyền động cho bộ phận suốt được lắp trên cùng sẽ giúp người nông dân suốt lúa ở khắp mọi nơi và các loại rau màu khi cần”.

Nông dân vui mừng, trâu bò… thất nghiệp

Bà Dương Thị Trang (58 tuổi), mẹ ruột của Vũ cho biết: “Từ khi ba thằng Vũ mất đến nay đã gần 6 năm, đó là thời gian tôi lo tất bật mọi việc đồng áng. Cứ đến vụ mùa, 6 sào ruộng toàn là thuê máy móc làm, chứ nhà không có trâu, bò, mỗi sào như vậy tốn đến 200.000 đồng tiền cày bừa, mùa giặt cũng phải tốn đến 800.000 đồng/sào, mọi chi phí thu hoạch lúa chỉ đủ bù vào tiền thuê máy móc.

Lúc Vũ, con trai đầu của tôi có ý định sáng chế máy cày giúp đỡ mẹ và bà con quê nhà, tôi cười bảo mày có học hành gì đâu mà chế với tạo máy cày, phá thì có. Nhưng sau gần 1 năm nhìn con say mê với sự quyết tâm để phụ giúp mẹ, chiếc máy cày đã ra đời. Từ khi chiếc máy cày khởi động, hoạt động thử trên cánh đồng ruộng vụ Đông Xuân vừa qua, tôi vui mừng khôn xiết, mừng cho con trai đã thực hiện được ước mơ. Khi chiếc máy cày của Vũ ra đời thì gánh nặng của gia đình tôi nói riêng và bà con nông dân ở địa phương bước đầu vơi bớt phần nào và tiết kiệm thời gian, công sức, tiện lợi, lại có thể vượt mọi địa hình. Mong rằng chiếc máy đa năng này sớm được nhân rộng để bà con nông dân đỡ khổ…”.

Theo anh Vũ, chiếc máy cày đa năng này cày 1 sào ruộng trong vòng 30 phút, nhưng chỉ tốn một lít xăng. Để máy cày linh hoạt và đạt được công suất như vậy, anh phải suy nghĩ, điều tiết rất nhiều để thiết kế bộ phận chuyển hướng điều khiển theo ý muốn, có bình chứa nước làm mát và khó nhất là bộ côn dùng để truyền tải lực từ động cơ sang hộp số, cũng như cắt truyền động ngược lại. Vì nếu côn trong máy ôtô thì không thành vấn đề, nhưng nếu thiết kế cho hộp 4 số của động cơ xe máy thì anh thất bại đến 3 lần. Nhưng anh không bỏ cuộc, quyết tâm mày mò, nghiên cứu, cuối cùng anh cũng thành công.

Chàng trai trẻ Lương Quang Vũ cho biết thêm: “Hiện nay, tôi cũng ấp ủ ý tưởng chế tạo nhiều loại máy móc rẻ tiền, dụng cụ dễ thay thế nhằm phục vụ, giúp đỡ cho người nông dân nhiều hơn, nhưng hiện vẫn chưa có thời gian. Tôi hy vọng, chiếc máy cày đa năng này sẽ hoạt động tốt hơn nữa. Tôi sẽ đăng ký bản quyền sáng chế và khi điều kiện cho phép thì cũng sẽ thử gửi sản phẩm tham gia cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới…”.

Chia tay người làm trâu bò thất nghiệp, chúng tôi không khỏi mong mỏi những ý tưởng giúp nông dân của chàng trai trẻ sớm thành hiện thực, còn nông dân sẽ bớt khổ cực khi máy móc hiện đại hợp với túi tiền của mình sớm ra đời
                                                                                                                                                                    An Khang
                                                                                                                                                           Theo cand.com.vn

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay18,280
  • Tháng hiện tại311,685
  • Tổng lượt truy cập85,218,721
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây