Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (Bài 9): Vẫn còn không ít hạn chế

Thứ tư - 14/05/2014 02:05
“Còn nhớ khi mới bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), địa phương nào cũng kêu khó, người dân thì trông chờ vào cấp trên, cán bộ xã cũng chưa hiểu thế nào là NTM, làm gì cũng ì ạch.
Nhưng nhờ tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ nên đến nay, cả nước đang chuyển động cùng đóng góp cho NTM”.

Đó là đánh giá của ông Tăng Minh Lộc – Chánh văn phòng Điều phối Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, khi trả lời phỏng vấn của Báo NTNN. 

Ông Tăng Minh Lộc (ảnh)– Chánh văn phòng Điều phối Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Ông Tăng Minh Lộc (ảnh)– Chánh văn phòng Điều phối Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Có thể khẳng định, trong 3 năm qua kể từ khi có Chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn nước ta đã có sự thay đổi đáng kể, để lại nhiều dấu ấn. Với cá nhân ông, những dấu ấn lớn đó là gì?

- Trong 3 năm qua, chúng ta đã làm được mấy việc lớn, mà việc đầu tiên phải kể đến, đó là Chương trình xây dựng NTM đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, cán bộ cũng như toàn xã hội về xây dựng NTM, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa phương. Ai cũng hiểu NTM đầu tiên là phải có quy hoạch, đề án, làm gì cũng phải tính toán căn cơ chứ không thể tùy tiện, nay làm mai phá như trước. 

Một điểm nổi bật khác phải kể đến là dân chủ ở nông thôn đã được nâng lên rất cao, vì cơ chế của chương trình là người nông dân làm chủ thể, mục tiêu hướng tới những lợi ích của dân. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn những công trình ở địa phương mình nên ai cũng hồ hởi. 

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên sau 3 năm xây dựng NTM. Ảnh: Người dân đọc sách báo tại Bưu điện văn hóa xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên sau 3 năm xây dựng NTM. Ảnh: Người dân đọc sách báo tại Bưu điện văn hóa xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Hiện nay mảng này là thành công rất nổi bật, song cũng có vài nơi chưa làm tốt, nhất là trong việc dồn điền đồi thửa. Nhưng đó chỉ là số ít, nhìn chung cán bộ đều có bàn bạc với dân chứ không tự quyết như trước. Đáng chú ý là nhờ mọi việc đều có sự giám sát của dân nên mang lại lợi ích rất lớn. Chúng tôi đã thử làm điều tra và nhận thấy, các công trình hạ tầng nông thôn do người dân tự khảo sát, thực hiện và giám sát thì thường tiết kiệm khoảng 30% chi phí so với dự toán, chất lượng công trình được nâng lên. 

Một dấu ấn nữa không thể không kể đến, đó là hạ tầng nông thôn đã được cải thiện rất mạnh mẽ. Nhiều nơi coi đây là khâu đột phá để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tăng hưởng thụ trực tiếp của người dân. Đừng nghĩ các địa phương làm hạ tầng nhiều để “cấu véo”, dân chủ như vậy thì “cấu véo” ở đâu? 

Trước đây, khi triển khai xây dựng NTM, một số doanh nghiệp cũng muốn tham gia làm các công trình, nhưng chúng tôi cho rằng, chương trình NTM phải do dân làm chủ, dân tự quyết định, và công trình trị giá 3 tỷ trở xuống thì không cần chờ đến đề án, dự án của huyện mà nên để dân tự quyết, vừa tiết kiệm vừa triển khai nhanh chóng… 

Qua 3 năm triển khai xây dựng NTM cũng bộc lộ một số hạn chế, chẳng hạn như có sự phát triển không đều giữa các vùng?

- Đúng là như vậy, do mới triển khai được thời gian ngắn nên chương trình cũng đang bộc lộ một số hạn chế. Đầu tiên, đó là sự phát triển không đều, ở những vùng có tính đặc thù như miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ. Nhìn chung, ở các vùng này tỷ lệ các xã đạt chuẩn rất thấp, nhưng sự không đều này không hẳn do khách quan, mà còn do chủ quan. 

Ngược lại, cũng có một số nơi điều kiện rất tốt, nhưng cán bộ không năng nổ, người đứng đầu còn đứng ngoài, không lăn lộn vào cuộc dẫn đến việc xây dựng NTM tại địa phương đó còn trì trệ. Ví dụ như Hải Dương, mọi điều kiện kinh tế, xã hội ở đây đều tốt, nhưng là một tỉnh hiếm hoi ở đồng bằng sông Hồng mà cho đến nay chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, trong khi các tỉnh Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Kon Tum khó khăn như thế mà vẫn có nhiều xã NTM. 

Mục tiêu của chúng ta khi xây dựng NTM là phải vừa phát triển, vừa giữ gìn bản sắc làng quê Việt Nam. Song thời gian qua, “khâu” văn hóa- thể thao vẫn còn chưa được chú ý đầy đủ?

- Lĩnh vực văn hóa, môi trường ở nông thôn đúng là thời gian qua chưa được chú trọng thực sự, trong đó các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, trộm cắp vẫn chậm được đẩy lùi; môi trường nông thôn nhiều nơi có xu hướng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhưng tôi tin rằng, tới đây khi kinh tế phát triển tốt hơn, hạ tầng nông thôn hoàn thiện hơn thì chắc chắn các địa phương sẽ chú trọng hơn tới vấn đề này.

"Vừa qua, Chính phủ có quyết định bổ sung vốn, theo đó các địa phương cũng ưu tiên hơn cho những xã gần đạt chuẩn để những xã đó về đích. Vì vậy, năm nay chắc chắn chúng ta sẽ có 500 xã đạt chuẩn”.

Ông Tăng Minh Lộc 

Ngoài hạn chế trong các tiêu chí trên, khâu phát triển sản xuất cũng còn hạn chế. Dù chúng ta có nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa nhưng chưa phát triển bền vững và khó nhân rộng. 

Quan hệ sản xuất ở nông thôn chưa có cơ chế chính sách và nguồn lực để phát triển. Nguồn lực cho xây dựng NTM không giảm, nhưng so với yêu cầu thực tiễn thì còn quá ít nên tốc độ đạt so với mục tiêu đến 2015 quá thấp. Theo rà soát, đến nay cả nước có khoảng 250 xã đạt chuẩn, chưa được 3%.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định về việc xét xã đạt chuẩn NTM, vậy quy định này đã được triển khai đến các địa phương như thế nào, thưa ông? 

- Trước khi có quyết định của Thủ tướng, Văn phòng Điều phối đã hướng dẫn các tỉnh xây dựng quy trình công nhận tạm thời. Gọi là tạm thời, nhưng cũng gần đạt so với quy định vừa ban hành, và quy trình đó đều có sự trao đổi thống nhất giữa Văn phòng Điều phối với các địa phương nên không có sai lệch lớn, các xã vẫn được bình xét theo đúng bộ tiêu chí NTM. 

Tuy vậy, cũng có một số nơi do chạy theo thành tích nên trong quá trình xét công nhận xã đạt chuẩn NTM có châm chước. Thực chất là các xã đó có thể mới đạt 18 tiêu chí, hoặc có một số tiêu chí gần đạt nhưng họ đã “vội” công nhận đó là xã NTM. Chúng tôi đã đi kiểm tra, thấy có nơi đề xuất công nhận 8 xã đạt chuẩn, nhưng áp theo đúng bộ tiêu chí thì chỉ có 1 xã đạt mà thôi. Chúng tôi đã đề xuất các địa phương không nên vội vàng, cần phải có lộ trình. 

Xin cảm ơn ông!
Minh Huệ (thực hiện)
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay17,502
  • Tháng hiện tại310,907
  • Tổng lượt truy cập85,217,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây