Học tập đạo đức HCM

Đắk Nông vượt khó xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 17/04/2018 10:51
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Đắk Nông đã và đang huy động mọi nguồn lực để chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ đó các mục tiêu cơ bản như giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng được cải thiện. Nhưng trên hết là người dân đã được hưởng lợi rất nhiều từ kết quả chung của toàn cộng đồng.

Cô và trò của trường mầm non ở bon Bu Sir, xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long) học tập, vui chơi trong ngôi trường mới khi địa phương triển khai chương trình NTM

Cô và trò của trường mầm non ở bon Bu Sir, xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long) học tập, vui chơi trong ngôi trường mới khi địa phương triển khai chương trình NTM

Thôn, bon đổi thay

Trở lại xã Đạo Nghĩa (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) sau hơn 2 năm được công nhận là xã chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Đắk Nông, đời sống của người dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Những con đường liên thôn đất đỏ đã được bê tông hóa 100%, thậm chí đường lên rẫy cũng được bê tông, giúp việc vận chuyển nông sản thuận lợi. Chị Nguyễn Thị Thao (thôn Quảng Phước, xã Đạo Nghĩa) phấn khởi cho biết: “Trước đây chúng tôi nghĩ rằng, làm NTM sẽ phải đóng tiền để làm công trình này, công trình kia mà chưa rõ kết quả ra sao, nhưng sau nhiều năm, chúng tôi nhận ra chính những công trình được xây dựng bằng sự kết hợp giữa Nhà nước và người dân cuối cùng là để phục vụ nhu cầu của mình, đặc biệt là đường giao thông”.

Triển khai xây dựng NTM, xã Đạo Nghĩa xác định tiêu chí giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu khác. Cụ thể, năm 2015, toàn xã mới có 70% đường ngõ xóm sạch sẽ, không lầy lội, thì nay đã đạt 100%, đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa cũng tăng từ 70% lên 93%. Giao thông thuận lợi giúp cho việc chăm sóc, liên kết sản xuất, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm của gần 500ha cà phê, 539ha hồ tiêu và 970ha cao su cùng một số cây trồng khác tại địa phương thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ đó, người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng các phương thức canh tác mới, đem lại nguồn lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Các tiêu chí về đời sống kinh tế nhân dân nâng cao đã góp phần to lớn vào việc tăng chất lượng các tiêu chí khác. 

Còn tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (thuộc khu vực 3, có 8 thôn, bon đặc biệt khó khăn), từ năm 2014 ngôi trường mầm non bon Bu Sir được xây dựng khang trang gắn với xây dựng NTM, hàng trăm cháu nhỏ trong bon (phần lớn là người dân tộc thiểu số) không phải vất vả đi học quá xa như trước kia. Cô Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) cho biết, từ ngày ngôi trường mới được Nhà nước đầu tư xây dựng, 213 cháu từ 3-5 tuổi ở bon Bu Sir được chia trung bình 35 cháu/lớp, không còn cảnh mỗi lớp có tới 60-70 cháu như trước kia. Nhờ đó công tác giáo dục cũng được đảm bảo, chất lượng ngày càng nâng cao.

Ưu tiên cho giáo dục

Trong chương trình xây dựng NTM tại địa phương, lĩnh vực giáo dục luôn được tỉnh Đắk Nông ưu tiên, điều này thể hiện qua kết quả ấn tượng với một tỉnh được cho là còn nhiều khó khăn. Đến nay, 100% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt 97,8%. Tất cả các xã đều được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 94,52%... Cùng với đó, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện các tiêu chí khác. Toàn tỉnh có 20/61 xã đạt tiêu chí về giao thông (tăng 9 xã so với năm 2016); có 47/61 xã đạt tiêu chí thủy lợi; 41/61 xã đạt tiêu chí về điện; 20/61 xã đạt tiêu chí về trường học; 20/61 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; 49/61 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn... Đặc biệt, tỉnh Đắk Nông không nợ đọng trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. 
Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Đắk Nông, đến nay toàn tỉnh có 10/61 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 16,39%), trong đó 5 xã có quyết định đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2016 và năm 2017 có 5 đạt chuẩn NTM (xã Nam Dong, huyện Cư Jút; xã Nghĩa Thắng, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp; xã Nam Đà, huyện Krông Nô; xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil). Ngoài ra, nếu xét các tiêu chí chung thì có 35 xã đạt từ 10-18 tiêu chí (chiếm 57,38%), không có xã nào dưới 5 tiêu chí.


Theo ông Phan Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Đắk Nông, nhìn chung các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đòi hỏi nhu cầu về nguồn vốn rất lớn, trong khi đó ngân sách địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của ngân sách trung ương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác và huy động sự đóng góp từ cộng đồng dân cư để thực hiện.
Do đó, hiện mức độ đạt theo quy định của Bộ tiêu chí xã NTM vẫn còn ở mức thấp. Ngoài khó khăn về ngân sách, hiện nay tại một số địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao không tránh khỏi việc trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, do đó kết quả đạt được ở những nơi này chưa cao và có sự chênh lệch ngày càng lớn đối với các địa phương khác. “Trên địa bàn tỉnh có 7 xã thuộc xã biên giới, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiện nay Chính phủ và các bộ, ngành trung ương chưa có cơ chế, chính sách đặc thù riêng để hỗ trợ cho các xã này trong việc thực hiện xây dựng NTM. Do đó, chất lượng và kết quả đạt được ở các xã này chưa cao. Việc bố trí cán bộ phụ trách công tác xây dựng NTM ở các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp xã còn bất cập, còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác; trình độ năng lực cán bộ ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Phan Văn Sinh chia sẻ.

Theo Sài Gòn Giải phóng
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay27,113
  • Tháng hiện tại220,206
  • Tổng lượt truy cập92,597,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây