Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở quê hương bưởi đặc sản Đoan Hùng

Chủ nhật - 20/01/2013 09:38
Năm cũ qua đi, năm mới 2013 lại đến. Người dân tỉnh Phú Thọ nói chung và nhân dân các dân tộc huyện Đoan Hùng, nơi có đặc sản bưởi Đoan Hùng nổi tiếng nói riêng đã và đang đặt “dấu mốc” quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặc dù còn nhiều khó khăn để đạt cả 19 tiêu chí nhưng "hình hài" NTM đang hiện hữu khắp nơi, đủ để mỗi người dân sở tại cảm nhận rõ sự thay da, đổi thịt trên quê hương mình.

Vạn sự khởi đầu nan


Chúng tôi đến xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng trong tiết trời mưa phùn, cái rét thấu da thấu thịt bỗng chốc tan biến và thay vào đó là hơi ấm của sự thay đổi đến ngỡ ngàng trên quê hương vùng bưởi đặc sản. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chí Đám là một trong 7 xã trong huyện được chọn làm điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Vì thế xã đã bám sát vào chuẩn 19 tiêu chí, tiến hành xây dựng quy hoạch và triển khai các bước thực hiện quy hoạch, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nắm được các bước tiến hành, tạo sự đồng thuận cao trong từng khâu, từng việc. Xã đã quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh toàn dân để lo cho dân”, chính vì vậy tất cả các bước trong quy trình xây dựng NTM đều được công khai tới dân, đưa ra để nhân dân bàn bạc, lắng nghe, đóng góp ý kiến đồng thời ưu tiên các nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, trước mắt là đầu tư cho giao thông nông thôn, phát triển mạng lưới giao thông được xem là mũi đột phá. Nhờ đó, Chí Đám đã hoàn thành được 14/19 tiêu chí, là đơn vị đi đầu của huyện Đoan Hùng và đứng tốp dẫn đầu của tỉnh trong xây dựng NTM.

Xây dựng NTM đã đưa vùng đất Chí Đám khởi sắc.


Để phát triển mạng lưới giao thông, xã đã vận động nhân dân hưởng ứng phong trào hiến đất làm đường, chủ trương này đã được nhân dân đồng tình, hàng trăm hộ gia đình có các tuyến đường đi qua đã tự nguyện tham gia hiến đất, vật kiến trúc, ngay trong giai đoạn đầu, người dân đã hiến trên 6.000 m2 đất ruộng, đất vườn và hàng trăm mét tường rào để việc thi công các tuyến đường được thuận lợi. Đến nay trên 70% đường trục chính, trên 60% các tuyến đường liên thôn, liên xã được trải nhựa hoặc đổ bê tông, hệ thống cầu cống, rãnh thoát nước được tu bổ, các đường nhánh, đường ngõ xóm cũng được cải tạo đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa để phục vụ việc đi lại của nhân dân. Cùng với phát triển mạng lưới giao thông, Chí Đám cũng đã đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất, được sự giúp đỡ của Sư đoàn 316, xã đã nạo vét và làm mới trên 35 km kênh mương, trong đó 4,1 km đã được bê tông phục vụ cho khâu tưới tiêu trên đồng ruộng. Hệ thống điện lưới quốc gia đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới đạt 100%, toàn xã có 8 trạm biến thế đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân.


Vườn bưởi đặc sản của một gia đình ở xã Bằng Luân, Đoan Hùng. Ảnh: Nguyễn Sản


Ngoài ra, Chí Đám đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và của nhân dân đóng góp để hoàn thiện kiên cố hóa hệ thống trường lớp học, xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng, hệ thống tường rào, vườn hoa cây cảnh, đảm bảo trường lớp khang trang, bền đẹp. Toàn xã có 4 trường học thì đã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống nhà văn hóa và khu thể thao ở 17 thôn đều được tu bổ, xây dựng mới với tổng kinh phí 4,6 tỷ đồng đã tạo nên một diện mạo mới ở các khu dân cư.


Xã cũng đã triển khai các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa và hoa màu nhằm tăng thu nhập cho người dân, trong đó chú trọng đến các mô hình như: Mô hình trồng lúa lai, trồng cà chua trong nhà lưới, nuôi cá rô đầu vuông, rô phi đơn tính... cho hiệu quả kinh tế cao lại vừa đảm bảo vệ sinh môi trường… Nhờ vậy, thu nhập của người dân bình quân đạt 13 triệu đồng/năm. Đặc biệt, xã xác định cây bưởi là cây đặc sản có hiệu quả kinh tế cao nên xã đã và đang tiếp tục chỉ đạo phát triển thành vùng tập trung. Hiện nay, toàn xã có 73 ha bưởi, các biện pháp thâm canh, chăm bón, cải tạo giống, bảo vệ thương hiệu chỉ dẫn địa lý bưởi đặc sản Đoan Hùng đang được người dân tích cực triển khai và áp dụng, phấn đấu đến năm 2015 đạt 100 ha để trở thành vùng bưởi hàng hóa phục vụ khách hàng trong và ngoài huyện…


Phải có các “điểm tựa” vững chắc


Trên thực tế, số xã đạt các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM còn thấp nhưng Đoan Hùng đã và đang hội đủ ba yếu tố quan trọng để tiến hành xây dựng NTM. Trong tổng số 27 xã của huyện mới chỉ có một xã đạt 14 tiêu chí; còn lại 13 xã đạt từ 3-5 tiêu chí; 13 xã đạt từ 5-9 tiêu chí. Ông Nguyễn Đình Thu, Chủ tịch UBND huyện cho rằng: Giải pháp có tính chất động lực là vốn đầu tư vì xây dựng NTM trong điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thấp kém đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn và dài hạn, vì vậy phải kết hợp huy động nhiều nguồn vốn, nguồn lực trong toàn xã hội, trong đó phải được tập trung đầu tư từ nguồn vốn Trung ương (vốn ngân sách, vốn trái phiếu, vốn tín dụng, vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước…) và nguồn vốn từ ngân sách địa phương, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Đồng thời phải huy động cho được nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và nguồn lực to lớn trong nhân dân. “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của xã hội và doanh nghiệp là quan trọng, sự hỗ trợ từ NSNN là cần thiết để tạo điểm tựa vững chắc trong xây dựng NTM”, ông Thu chia sẻ.


Cũng theo ông Thu, 19 tiêu chí quốc gia về NTM hiện nay có những tiêu chí quá nặng, có những tiêu chí không thể thực hiện được đối với nhiều địa phương vì vậy cần điều chỉnh các tiêu chí làm sao cho phù hợp với thực tiễn. Ví dụ, với tiêu chí mỗi xã phải có một chợ chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng là khó thực hiện bởi vì số lượng dân cư xã ít, nhu cầu giao thương không lớn do đó hiện nay huyện mới chỉ có một xã đạt tiêu chí này. Hay tiêu chí về môi trường cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện tại khu vực nông thôn. Tại sao chúng ta không tính đến việc xây dựng mô hình NTM “vệ tinh” xung quanh NTM chính với những tiêu chí ít hơn, hay nhẹ hơn…


Thực tế cho thấy, khó thực hiện nhất trong xây dựng NTM là tiêu chí phát triển kinh tế, sản xuất, tăng thu nhập bình quân đầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Có thể khẳng định sau hai năm cơ sở hạ tầng sẽ thay đổi nhanh chóng, các tiêu chí như giao thông, thủy lợi, điện, đường, chợ nông thôn... có khả năng làm được, nhưng để tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo... thì phải cần thời gian dài hơn. Vì thế, cần có các mối liên kết chặt chẽ và sự tham gia của “4 nhà”. Trong các mối liên kết thì liên kết vùng và tham gia “4 nhà” là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Bởi sự liên kết này nhằm khắc phục sản xuất nhỏ lẻ và thay vào đó là sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp với chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, có thị trường tiêu thụ ổn định thì mới có thể đẩy nhanh tiến độ theo lộ trình xây dựng NTM đúng quy định…



Tạ Văn Toàn

Theo baotintuc.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại324,551
  • Tổng lượt truy cập85,231,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây