Học tập đạo đức HCM

“Dứt khoát không để nông dân gặp rủi ro”

Thứ sáu - 30/05/2014 23:20
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, kết quả sản xuất giống lúa lai năm 2014 đạt thành tích vượt trội, trong đó có dự án khuyến nông về sản xuất giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì. Tuy nhiên, sản xuất giống lúa lai rất vất vả, gặp nhiều rủi ro.

Năng suất cao nhất từ trước đến nay

Thông tin tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2014 cho thấy, từ chỗ hoàn toàn nhập khẩu giống lúa lai nước ngoài, Việt Nam đã từng bước nghiên cứu, chọn lọc nhân các dòng bố, mẹ để hoàn thiện giống lúa lai F1 trong nước, giảm dần lượng giống nhập khẩu. Hiện nay lượng giống F1 trong nước sản xuất đạt từ 25- 35% tùy mùa vụ.

Do yêu cầu vốn đầu tư khá lớn, sản xuất phải gắn chặt với khâu chế biến và tổ chức tiêu thụ, nên hiện chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp (DN) giống có tiềm lực và kinh nghiệm tham gia sản xuất. Vụ Đông Xuân 2014 ghi nhận thành công đáng tự hào của giống lúa lai F1 Việt Nam sau hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển. “Nguồn giống lúa lai bố, mẹ chọn tạo và nhân dòng trong nước hiện đã chiếm 49%, lúa lai nhập Trung Quốc chiếm 49% và 1,4% nhập từ Philippines. Đây là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia cho biết.

Tổng diện tích lúa lai F1 trong vụ Đông Xuân 2014 là 1.419,6 ha được trồng tại 15 tỉnh, thành phố. Trong đó diện tích thuộc vùng dự án khuyến nông là 445 ha. Dự kiến sản lượng giống F1 toàn quốc vụ Đông Xuân đạt khoảng 3.600 tấn với năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Vẫn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 là công nghệ cao, phức tạp và có nhiều rủi ro về thời tiết bất thường, nhất là đối với các tổ hợp lai 2 dòng có dòng mẹ bất dục đực với nhiệt độ. So với những thắng lợi lớn ở các tỉnh miền Nam thì giống lai thích ứng cho vụ mùa ở phía Bắc và miền Trung còn nghèo nàn. Do ảnh hưởng của thời tiết âm u kéo dài khiến lúa sinh trưởng đẻ nhánh chậm, cộng thêm đợt nắng nóng lên tới 38 - 39 độ C ảnh hưởng đến sự thụ phấn, kết hạt của hầu hết các giống lúa lai.

Đại diện Công ty TNHH Cường Tân - một trong 4 đơn vị có quy mô sản xuất trên 100 ha, trao đổi lo lắng tình trạng thời tiết bất thường tại các tỉnh phía Bắc với Tiền Phong: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là thiếu máy sấy, thu mua lúa về để dân phơi, chất đống lên làm chất lượng giảm sút. Chỉ cần gặp trận mưa lúc thu hoạch thì coi như mất trắng”.

Chung nỗi lo với Công ty Cường Tân, ông Đỗ Bá Vọng, Phó Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Trung ương chia sẻ: “Công ty chúng tôi đã từng mất trắng hàng chục hécta bởi lúc thu hoạch gặp mưa. Sản xuất lúa lai vốn đã chịu nhiều rủi ro, Nhà nước cần hỗ trợ cho DN tại các vùng sản xuất lúa lai để có thể chủ động việc sấy lúa”.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về rủi ro trong sản xuất lúa lai, một đại biểu tham dự Hội nghị nói: “5 năm sản xuất lúa lai, chỉ một vụ mùa thất bại thì 10 năm cũng không lại được”. Đại biểu cho biết thêm, công ty đã từng chịu lỗ chục tỷ khi đầu tư vào Quảng Nam, vụ mùa thất bại, người dân không cảm thông, chia sẻ rủi ro với công ty khiến đơn vị đã phải bỏ tiền túi hoàn toàn để gánh vụ mùa này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh tiếp nhận các kiến nghị và chỉ đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất. UBND tỉnh, thành phố có cơ chế hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng hạt giống lúa lai sản xuất trong nước. Cơ quan Khí tượng Thủy văn có những dự báo ngắn, tập trung để nhân dân chủ động vụ mùa. Bộ NN&PTNT sẵn sàng đầu tư mạnh kinh phí để chủ động sản xuất giống lúa lai, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, tránh hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài.

“Từ năm nay, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát lại các đề tài nghiên cứu, phối hợp với Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo hướng đặt hàng đặc biệt cho các đơn vị có năng lực chọn tạo nguồn giống bố mẹ. Trước mắt Sở NN&PTNT các địa phương quan tâm phát triển lúa lai. Dứt khoát không để người dân chịu rủi ro trừ khi bất khả kháng, bão lụt không thể lường trước được”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh.
                                                                                                                                      Trần Hoàng
                                                                                                          T
heo Tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay24,610
  • Tháng hiện tại203,177
  • Tổng lượt truy cập90,266,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây