Loay hoay chống dịch
Dù đã có gần 10 năm đối mặt với dịch cúm gia cầm (CGC), từ năm 2003, nhưng thực tế hàng năm công tác phòng chống dịch vẫn lúng túng như gà mắc tóc. Tổng cộng từ năm 2005 đến nay, tiền nhập khẩu vaccin là hơn 425 tỷ đồng. Ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y cho biết, hơn 425 tỷ đồng mới chỉ là tiền nhập khẩu vaccin, còn các địa phương phải chi thêm số tiền tương đương cho việc triển khai tiêm phòng như chi phí công tiêm, vật tư…
Dịch cúm gia cầm bùng phát dữ dội khiến người chăn nuôi không kịp trở tay. |
Dù tốn kém rất nhiều nhưng công tác phòng chống dịch cho gia cầm vẫn không hiệu quả. Ông Lê Minh Sắt - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KHCN) cho rằng, một số nước trong khu vực đã ngừng sử dụng vaccin trong phòng chống cúm gia cầm như Thái Lan, nhưng dịch vẫn được khống chế nhiều năm nay. Còn tại Việt Nam, nhất là ĐBSCL, dịch đang bùng phát mạnh về quy mô và số lượng gia cầm mắc bệnh.
Trao đổi với NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết: Tiêm vaccin thực ra chỉ là biện pháp hỗ trợ trước mắt. Ở những nơi có nguy cơ bùng phát cao vẫn tiếp tục cấp vaccin tiêm phòng cho đàn gia cầm. Ở những ổ dịch, Bộ chỉ đạo cấp ngay cho các địa phương tiêm phòng bao vây. "Về lâu dài, chúng ta sẽ thay thế tiêm vaccin bằng các biện pháp khác ngay cả khi virus có sự biến đổi"- Thứ trưởng Tần nhấn mạnh.
Giải trình tự gen kiểu... giậm chân tại chỗ
Theo ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện tại, số gia cầm trong độ tuổi giết thịt còn tồn trong dân rất lớn, đây là nguồn lây lan, phát tán dịch. Vì thế các địa phương cần giám sát chặt chẽ việc vận chuyển và giết mổ gia cầm. Theo ông Giao, ngành thú y có thể lấy mẫu ở ngay trên đàn gia cầm khỏe để xác định virus lưu hành và có phương án đối phó ngay.
Hậu Giang: 50% tổng đàn gia cầm chưa tiêm phòng
Theo ông Trương Ngọc Trưng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hậu Giang, gần 50% trong tổng số 3,5 triệu con gia cầm của tỉnh đến nay chưa được tiêm phòng, nên nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm (H5N1) trên địa bàn là rất cao. Bởi ngoài yếu tố dịch đang xảy ra ở các tỉnh giáp ranh như Sóc Trăng, Kiên Giang, điều kiện thời tiết lạnh, khí hậu ẩm ướt và đặc biệt, Hậu Giang là vùng có ổ dịch cũ, nên rất dễ phát sinh dịch và lây lan.
Thành Long
Ông Tô Long Thành - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư cho biết: Theo dự báo, đến cuối năm 2012, biến chủng của virus H5N1 gồm 2 nhánh là 2.3.2.1A và 2.3.2.1B sẽ tiếp tục lây lan. Đặc biệt, việc lưu hành 2 chủng virus này trên đàn gia súc rất khó xác nhận.
Trong khi dịch CGC tiếp tục "nóng" lên từng ngày, thì hiện Cục Thú y lại gặp khó khăn trong việc giải trình tự gen chủng virus biến đổi và việc xác định độc lực của virus biến đổi vẫn "giậm chân tại chỗ". Về vấn đề này, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, các thiết bị máy móc, nhân lực trong việc giải trình tự gen ở trong nước đã có đủ. Vì thế, Cục Thú y, Viện Thú y... cần nhanh chóng xúc tiến lấy mẫu giải trình tự gen. "Việc tăng cường giám sát dịch tễ rất quan trọng. Cần lấy mẫu phân tích với số lượng lớn hơn để thấy rõ sự phát triển, biến đổi của dịch bệnh"- ông Phát nhấn mạnh.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã