Học tập đạo đức HCM

Vùng đất chết hồi sinh

Thứ hai - 24/12/2012 08:43
Trong kháng chiến chống Mỹ, do liên tục gánh chịu những trận mưa bom, bão đạn nên một thời, Tây Bình (Tây Sơn - Bình Định) được xem là vùng đất chết. Sau gần 40 năm giải phóng, vùng đất ấy đang hồi sinh mạnh mẽ.

Nông dân xã Tây Bình chăm sóc mía.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Tây Bình được biết đến là một trong những địa bàn trọng yếu, căn cứ địa quan trọng của quân và dân Bình Định: phía Đông Bắc là sân bay Phù Cát, phía Bắc có núi Trà Ran - một cao điểm lợi hại, phía Đông có núi Thơm - căn cứ pháo binh của địch. Bên cạnh đó, Tây Bình còn là cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng nối liền với nhiều căn cứ địa cách mạng then chốt khác… Vì vậy mà ngay từ đầu, địch đã liên tục công kích bắn phá, ném bom dữ dội hòng chiếm địa bàn chiến lược này.

Để bảo vệ căn cứ địa Tây Bình, lực lượng bộ đội giải phóng, quân và nhân dân địa phương đã kiên cường, gan dạ, anh dũng chiến đấu, từng bước đập tan mọi âm mưu thôn tính của địch.

Khi chiến tranh lùi xa, quê hương được giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Tây Bình bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả, tiến lên xây dựng quê hương. Hôm nay, vùng đất chết một thời đã thay da đổi thịt, hệ thống hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, khang trang, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Chúng tôi có dịp về Tây Bình đúng dịp xã kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là lúc nông dân Tây Bình đang tất bật xuống giống vụ đông xuân 2012-2013. Từ một nơi thường xuyên thiếu lương thực, đến nay, Tây Bình đã có trên 276ha đất sản xuất lúa, năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt trên 4.600 tấn, chẳng những đủ ăn mà còn dư thừa bán ra thị trường. Bình quân thu nhập của xã đạt 13 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Trao đổi với chúng tôi, ông Văn Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Tây Bình cho biết: “Là vùng đất trung du nên nếu cứ bám vào cây lúa thì nông dân không thể làm giàu, do đó xã khuyến khích bà con chú trọng chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Hàng năm, xã mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho nông dân; tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, Tây Bình đã hồi sinh mạnh mẽ, thu nhập của người dân ngày một nâng cao”.

Đến nay, Tây Bình có gần 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, trên 95% có nhà mái ngói…

Trường Sơn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay23,464
  • Tháng hiện tại405,487
  • Tổng lượt truy cập90,468,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây