Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Ba Vì: Tiến bộ, nhưng chưa vững chắc

Thứ hai - 26/08/2013 20:11
Sau gần hai năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Ba Vì đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của mảnh đất trù phú này.
Hệ thống giao thông nội đồng mới cải tạo xã Tản Hồng, huyện Ba Vì.
Hệ thống giao thông nội đồng mới cải tạo xã Tản Hồng, huyện Ba Vì.

Ba Vì là huyện nằm ở phía tây Hà Nội, được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Ðà, sông Hồng, địa hình đa dạng gồm vùng núi, vùng đồi gò và đồng bằng ven sông. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện là 17.400 ha, gần 11.000 ha đất lâm nghiệp và hơn 2.850 ha đất nuôi trồng thủy sản, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất của người dân còn lạc hậu, hạ tầng nông thôn kém phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện xác định tập trung đầu tư hạ tầng nông thôn, thay đổi tập quán sản xuất của người dân, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Chúng tôi đến xã Cổ Ðô, xã điểm của Ba Vì về xây dựng nông thôn mới, ghi nhận những đổi thay rõ nét vùng quê này. Cho đến nay, Cổ Ðô đã hoàn thành 20 dự án giao thông, thủy lợi, phát triển sản xuất. Các công trình như trụ sở làm việc, sân vận động, nhà truyền thống, đường giao thông liên thôn... được xây dựng khang trang. Người dân tự nguyện góp hơn 23 tỷ 500 triệu đồng để xây dựng các công trình giao thông, văn hóa, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh môi trường. Nhờ vậy, Cổ Ðô đã đạt được 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, có nhiều tiêu chí quan trọng và khó thực hiện như xây dựng quy hoạch, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn... Bà Nguyễn Thị Hòa, một người dân trong xã cho biết, gần 80 năm gắn bó với mảnh đất quê hương, nhưng chưa khi nào bà thấy sự đổi thay nhanh chóng như hai năm qua. Ðường làng ngõ xóm, đường trục chính ra đồng đều được đổ bê-tông. Hệ thống kênh, mương tưới tiêu được cải tạo, nâng cấp thuận lợi cho sản xuất. Các trường học được xây dựng khang trang, người đau ốm được chăm sóc tại trạm y tế sạch sẽ, với đội ngũ bác sĩ tận tình...

Còn tại xã Tản Hồng, việc thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với cải tạo hệ thống kênh, mương, "cứng hóa" đường giao thông nội đồng đã đem lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND xã Tản Hồng Phương Văn Liểu cho biết, công tác dồn điền đổi thửa được nhân dân đồng thuận thực hiện. Cho đến nay, xã đã dồn đổi được hơn 110 ha đất sản xuất nông nghiệp. Dồn điền đổi thửa thành công không chỉ góp phần quy hoạch lại ruộng đất mà còn là tiền đề để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cho người nông dân. Cùng với dồn điền đổi thửa, xã đã huy động nhân dân đóng góp hơn 30 nghìn m2 đất làm nghĩa trang nhân dân, gần 140 nghìn m2 đất và gần 17 nghìn ngày công lao động để cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Văn Hải cho biết, cho đến nay, cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 36,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 19% và du lịch, dịch vụ thương mại chiếm 44,6%. Nhiều công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn được đầu tư, cải tạo. Huyện đã xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn, thủy sản, lúa hàng hóa chất lượng cao, khoai lang đặc sản, thanh long ruột đỏ...

Tuy vậy, tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì còn chậm so với yêu cầu và kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do công tác tuyên truyền, triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới tại một số xã còn hạn chế, thiếu thuyết phục dẫn đến nhiều người dân chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới. Một số cán bộ địa phương có tư tưởng ngại va chạm, né tránh những công việc khó khăn, phức tạp như dồn điền đổi thửa, vận động người dân hiến đất mở rộng đường giao thông... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện còn chậm. Ruộng đất manh mún, chân ruộng cao, cho nên khó áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Việc huy động vốn của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của người nông dân còn thấp, trung bình đạt 17 triệu đồng/người/năm.

Ðể đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân, trong thời gian tới, huyện Ba Vì cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với các xã vùng cao, vùng xa. Tập trung thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Huyện cần phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của địa phương theo hướng xây dựng thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có giá trị kinh tế cao, thương hiệu vững chắc trên thị trường, để Ba Vì vừa là "lá phổi" xanh của thành phố, vừa là vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, an toàn cho người dân Thủ đô.

 

Bài, ảnh: Đắc Sơn
Nguồn nhandan.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay25,211
  • Tháng hiện tại674,238
  • Tổng lượt truy cập85,581,274
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây