Học tập đạo đức HCM

Rắc rối xưng hô nơi công sở

Thứ hai - 25/06/2012 09:59
Nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn ú ớ không biết nên chào người phỏng vấn là anh hay chú.

"Mình chỉ thích phỏng vấn bằng tiếng Anh, vì dù người cùng giới hay khác giới, lớn tuổi hay nhỏ tuổi cũng chỉ có 2 từ là "I" (tôi) và "You" (bạn), không rắc rối như tiếng Việt, nhiều khi chẳng biết xưng em hay cháu nữa".

Nghe có vẻ hơi vô lý vì theo lẽ thường, mọi người đều thành thạo tiếng mẹ đẻ và thích sử dụng ngôn ngữ thứ nhất này để diễn đạt hơn cả trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng ngẫm kỹ ra, điều bạn tôi nói ở trên không phải không có lý. Và cái lý ấy, một phần đến từ những cách xưng hô nhiều khi gây khó xử nơi công sở.

Từ rắc rối....

Theo quy định của Luật lao động, độ tuổi về hưu của nam giới là 60 tuổi, nữ giới là 55 tuổi. Nhưng rất nhiều nơi, những người về hưu ấy vẫn được mời làm cố vấn, chuyên gia tư vấn... và việc một tân cử nhân mới tốt nghiệp, từ 22 tuổi làm việc cùng một người đàn ông ở độ tuổi 62 trở liên không phải là hiếm. Khoảng cách 40 tuổi ấy nhiều khi tạo nên rào cản trong cách xưng hô.

Với những ứng viên trẻ có vẻ như cách xưng hô với người cao tuổi nơi công sở đã thành luật bất thành văn, không ai bảo ai nhưng tất cả đều thuộc như một nguyên tắc vậy: Không có chú cháu, cô bác gì cả, trong quan hệ công việc, cách xưng hô duy nhất là anh - em, chị - em. Nhiều người vẫn nói đùa rằng, anh em bà con gì đâu mà chú với cháu. Chấp nhận điều này nên nhiều người mắc phải tình huống bi hài.

Hồi mới vào công ty, Linh biết có một người ở phòng kinh doanh là lớn tuổi nhất, thậm chí còn hơn tuổi bố mình. Nếu là hồi đi học, Linh sẽ chẳng đắn đo khi gọi người này là bác. Thế nhưng, giờ đã đi làm, phải người lớn hơn và giao tiếp cũng cần chững chạc hơn, Linh trung thành với "lý thuyết không chú cháu" và xưng anh - em khi làm việc với người đàn ông ấy dù vẫn có chút ngượng ngùng. Nhưng điều khiến Linh phải một phen đỏ mặt là đồng nghiệp lớn tuổi ấy lại gọi Linh là cháu và xưng tôi, bất kể Linh mở đầu thế nào. Về sau, nghe các đồng nghiệp cùng phòng nói chuyện, Linh mới biết, mấy người trẻ như Linh ở công ty đều gọi người đó là chú với sự nghiêm túc, trân trọng thực sự. Biết mình bị hớ, Linh chỉ còn cách thay đổi thật nhanh để xưng hô cho phù hợp với văn hóa công ty. Thế mới biết, nguyên tắc tuân theo số đông không phải bao giờ cũng đúng.

Rắc rối xưng hô nơi công sở, Bạn trẻ - Cuộc sống, Cong so, bao, giao tiep, chuyen cong so, giao tiep noi cong so, dong nghiep, tuyen dung, phong van, tuyen dung, ung vien, nhan vien, sep

Nguyên tắc tuân theo số đông không phải bao giờ cũng đúng (Ảnh minh họa)

Trường hợp của My cũng hài hước không kém khi kế toán trưởng ở công ty cô là một chị khá lớn tuổi, tính ra chỉ kém mẹ My vài tuổi mà thôi. Ở công ty mọi người đều gọi kế toán trưởng là chị và My mặc nhiên tuân theo cách gọi đó không chút đắn đo. Đợt mẹ  My ốm, công ty đến nhà thăm có kế toán trưởng đi cùng và cách xưng hô ấy bắt đầu nảy sinh bất cập. Một mặt, kế toán trưởng gọi mẹ My là chị, xưng em. Mặt khác My cũng gọi kế toán trưởng là chị xưng em, thế là, mối quan hệ và cách xưng hô giữa My - kế toán trưởng và mẹ My thành một vòng tròn nhưng không hề thống nhất.

Không chỉ có My, đợt công ty du lịch hè hay du xuân đầu năm, nhiều người đưa mẹ đi cùng. Rồi khi gặp con gái của kế toán trưởng, My cũng chỉ xưng hô "cậu - tớ" vì hai người bằng tuổi nhau. Thành thử, vô tình gọi bố mẹ bạn là anh chị. Lúc đó, nhiều người khác cũng nhận ra sự bất hợp lý trong cách xưng hô ấy. Tất nhiên cũng không phải là chuyện gặp hằng ngày nên sau một lúc ngẫm nghĩ mà vẫn chưa biết giải quyết thế nào, mọi người cũng đành chấp nhận sự thật hơi nghịch lý ấy.

... đến những "sáng kiến" bất ngờ

Gặp khó khăn trong cách xưng hô với đồng nghiệp cao tuổi, nhiều người đã nảy ra sáng kiến nhưng đôi khi, sáng kiến ấy cũng khiến người khác bật cười.

Làm việc tại công ty xuất bản sách mấy năm nay, chị Hòa tỏ ra có chút kinh nghiệm hơn trong cách xưng hô, ứng xử với các bậc "cao niên". Chị Hòa kể, hồi mới đi làm cũng vấp phải không ít cú "phốt" vì vụ xưng hô này, nhiều khi ngượng chín người chỉ muốn chui xuống đất. Về sau, chị tự rút ra cho mình một bí quyết, với những người hơn nhiều tuổi như thế, tốt nhất là nên gọi bác xưng em. Khi đồng nghiệp thắc mắc, cách giải thích của chị Hòa "gọi như vậy đỡ ngại, mà có gì còn giải thích được là gọi cho con mình vậy", khiến các đồng nghiệp không thể nín cười. 

Nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn cũng ú ớ, không biết nên chào người phỏng vấn là anh hay chú, thành thử cứ chào bằng cách gật đầu, mấp máy môi, đợi người ta mở lời trước mới dám xưng hô. Thế mới có chuyện bạn tôi chỉ thích phỏng vấn bằng Tiếng Anh, vì dù người lớn tuổi đến mấy vẫn xưng "I" (tôi) và "You" (bạn) như thường.

Theo một số người làm việc ở vị trí nhân sự tại các công ty tư nhân, cách tốt nhất là nên tùy vào từng đối tượng và sở thích của họ mà có cách xưng hô phù hợp. Người nào thích xưng hộ anh em thì cứ gọi anh em, ai muốn xưng là chú cháu thì mình cũng xưng hô là chú cháu. Nghĩa là, chúng ta vẫn phải nhớ rằng, phải biết "tùy cơ ứng biến' bởi "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Theo 24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập799
  • Hôm nay66,848
  • Tháng hiện tại802,958
  • Tổng lượt truy cập93,180,622
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây