Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh Chuyển đổi số Nông nghiệp bắt đầu từ cây ăn quả có múi

Thứ năm - 08/07/2021 06:47
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu để công khai, minh bạch thông tin, hoàn thiện quy trình sản xuất cam, bưởi, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử, xây dựng hệ thống tri thức nhân tạo nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh để nâng giá trị và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là mục tiêu đặt ra trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên cây có múi của tỉnh Hà Tĩnh.
tan thanh phong
Bưởi Phúc Trạch, cam chanh sẽ là những sản phẩm được áp dụng chuyển đổi số đầu tiên tại Ha Tĩnh

Nhằm tìm kiếm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và có năng lực, đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên cây có múi của tỉnh.Ngày 01/7/2021 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND huyện Hương Khê và Công ty Cổ phần iCheck để thống nhất các giải pháp về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên cây ăn quả có múi của tỉnh. Đây là sự kiện đánh dấu sự khởi động của Chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong Ngành Nông nghiệp tỉnh nhà.

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.Thực hiện chuyển đổi số là một tất yếu, cần phải làm ngay nhưng cũng cần phải có lộ trình cụ thể, lâu dài.

Do đó, ngay sau khi có Kế hoạch 393/KH-UBND về Chuyển đổi số, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã có 3 cuộc làm việc với Ngành Nông nghiệp, các sở, ngành, địa phương liên quan và các đơn vị tư vấn về vấn đề chuyển đổi số, phát kinh tế số trong Ngành Nông nghiệp và chọn bưởi Phúc Trạch là đối tượng thực hiện thí điểm, từ đó làm cơ sở để nhân rộng trên cây ăn quả có múi và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND huyện Hương Khê rà soát, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện, đồng thời phối hợp với Công ty Cổ phần iCheck để thảo luận, tìm kiếm các giải pháp thực hiện nhằm đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch.

Bưởi Phúc Trạch được trồng chủ yếu tại huyện Hương Khê. Qua kết quả rà soát sơ bộ, đến ngày 30/6/2021, diện tích sản xuất bưởi Phúc Trạch tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý là 2.593ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 1.777ha, năng suất bình quân dự kiến là 10,76 tấn/ha, sản lượng ước đạt 21.766 tấn. Diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt1.206ha. Hình thành được 6 HTX, 167 THT. Hiện nay, diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi Phúc Trạch đã dần ổn định. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đạt các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, hữu cơ,…được tăng cường áp dụng. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh thực hiện.

Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch nói riêng và cây ăn quả có múi của tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: (1) Đối với nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc chuẩn hóa thương hiệu, áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Không có đầu mối tiêu thụ hoặc đầu mối tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sản xuất manh mún, liên kết chưa bền vững.(2) Đối với nhà thu mua gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường (sản lượng thu mua không ổn định, không đủ lớn; chất lượng sản phẩm không tương đồng, giá cả không đồng nhất).(3) Đối với người tiêu dùng: Không biết rõ nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng.(4) Đối với cơ quan quản lý: Thông tin chưa nắm bắt kịp thời nên khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát về việc quy hoạch phát triển, thực trạng quá trình sản xuất, kinh doanh.

Với mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc giúp công khai, minh bạch thông tin; hoàn thiện quy trình sản xuất bưởi Phúc Trạch đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ đang hướng đến và các thị trường mở rộng; kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử qua ứng dụng App và Website; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng hệ thống tri thức nhân tạo nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh để nâng giá trị của bưởi Phúc Trạch.

Tại cuộc làm việc, các bên tham gia đã thảo luận và thống nhất các nội dung giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Hà Tĩnh sẽ thiết lập hệ thống quản lý bưởi Phúc Trạch gắn với truy xuất nguồn gốc;Hệ thống cổng thông tin sản phẩm kết hợp với xúc tiến thương mại; Xây dựng hệ thống tri thức kết nối với người sản xuất và doanh nghiệp.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn giao: Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Công ty Cổ phần iCheck để tập trung thực hiện chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi, bắt đầu từ cây bưởi Phúc Trạch; đồng thời, phối hợp với UBND huyện Hương Khê khảo sát, lựa chọn các HTX, THT tiêu biểu đã có liên kết tiêu thụ với các cửa hàng, siêu thị như THT sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch Nhật Hằng (xã Lộc Yên), Công ty TNHH Vườn ươm Việt (xã Hương Long), Công ty TNHH Tân Thanh Phong (xã Phúc Trạch),…để thực hiện thí điểm thực hiện; cập nhật kho dữ liệu giúp công khai, minh bạch thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ đang hướng đến và các thị trường mở rộng; UBND huyện Hương Khê tập trung nguồn lực, kinh phí phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thông qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh để triển khai kịp thời và có sản phẩm công nghệ ngay trong vụ bưởi Phúc Trạch của năm 2021 (từ tháng 8 đến tháng 10); sản phẩm công nghệ phải được phổ biến rộng nhất đến tận người sản xuất và đơn vị kinh doanh.

Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần iCheck mong muốn được đồng hành cùng với Hà Tĩnh, đặc biệt là các cơ sở tham gia thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên cây bưởi Phúc Trạch và các sản phẩm cây ăn quả có múi khác của tỉnh kết nối để đưa lên các sàn thương mại điện tử không chỉ trong nước, mà còn ở các nước trên thế giới, để từng bước xuất khẩu sang Châu Âu và các nước phát triển khác trong thời gian gần./.

Theo Hữu Ngọc/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay13,755
  • Tháng hiện tại537,087
  • Tổng lượt truy cập83,593,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây