Học tập đạo đức HCM

Lắng nghe các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chia sẻ khó khăn

Thứ năm - 08/07/2021 00:20
Ngày 7/7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNTNguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp để lắng nghe các khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.


Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: NNVN)

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, thời gian qua Bộ NN-PTNT đã thành lập tổ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng chỉ đạo các tổ công tác trực tiếp trao đổi, gặp gỡ để chia sẻ về những vấn đề bất cập. Nhờ đó, Bộ thấy rằng có 7 Nghị định và 2 Thông tư cần phải sửa đổi. Ngoài ra, các Hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã gửi ý kiến để trao đổi về các vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Bộ NN-PTTN đã tiếp thu và tổng hợp.

"Chúng tôi đã xác định được những vấn đề cần sửa trong các văn bản quy phạm pháp luật và sẽ tiến hành ngay trong thời gian từ tháng 7 đến cuối năm 2021”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Theo bà Vũ Thị Mai Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT), Bộ NN&PTNT đang thống kê những vướng mắc trong phát triển ngành nông nghiệp hiện nay. Cụ thể, ngành nông nghiệp đang rà soát 3 vấn đề trọng tâm, gồm: Đánh giá hoàn thiện thể chế đất đai liên quan đến ngành nông nghiệp; các chính sách đầu tư xây dựng cơ bản và thu hút đầu tư vào nông nghiệp; các thể chế gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Bà Hiên cho biết, ngành nông nghiệp sắp đến hạn phải ban hành 20 loại giấy phép chứng nhận tại cơ sở, ví dụ giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện thức ăn chăn nuôi, trang trại quy mô lớn, cơ sở đủ điều kiện thức ăn thuỷ sản, giống, chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh…

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cho biết thêm, cùng với việc rà soát các vướng mắc, tồn tại trong ngành, Bộ NN&PTNT cũng đang nhận những ý kiến góp ý từ doanh nghiệp về vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Thời hạn nhận các ý kiến đến ngày 15/7 để đề xuất với Chính phủ những vướng mắc cần tháo gỡ liên ngành, vượt cấp ngay trong tháng 7 này.

“Ngày 24/6 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã thành lập tổ công tác gồm 26 lãnh đạo các vụ, cục của Bộ tham gia để  rà soát các văn bản và tổng hợp ý kiến các doanh nghiệp”, bà Kim Anh cho biết.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng, hiện nay chúng ta chưa phân biệt rõ thực phẩm và sản phẩm tươi sống. Bởi vậy, nhiều sản phẩm là thực phẩm nhưng cơ quan chuyên ngành về thú y vẫn vào để kiểm dịch theo quy định.

Ở các quốc gia khác, họ quy định rất rõ thực phẩm là sản phẩm đã qua chế biến. Khi đó, việc nhập khẩu và xuất khẩu không cần kiểm dịch mà chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm. Bộ NN-PTNT cũng cần nghiên cứu để đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Thuốc thú y Việt Nam, chia sẻ, thời gian qua Bộ NN-PTNT và các đơn vị trực thuộc đã theo dõi rất sát tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật tại doanh nghiệp, kịp thời lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, thuốc thú y, nhiều vật tư dùng trong chăn nuôi xếp vào danh mục hàng hóa nhóm 2. Nhưng đây là những sản phẩm được sản xuất trong điều kiện nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Sản phẩm được đóng gói cẩn thận. Nhiều sản phẩm gần như không gây mất an toàn. Do vậy, Bộ cần xem xét không nên để tất cả các vật tư thú y vào nhóm 2.

Bà Nguyễn Thị Hương cũng đồng ý quan điểm bãi bỏ chứng nhận hợp quy đối với thuốc thú y vì  thuốc thú y đã có kiểm soát theo GMP, đăng ký lưu hành đầy đủ hơn so với hợp quy. Nếu quản lý hợp quy thì sẽ rất chồng chéo, thêm khâu quản lý, trong khi quốc tế cũng không có đăng ký hợp quy.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, thực hiện Luật Chăn nuôi, Chính phủ và Bộ đã có các nghị định, thông tư, nhưng quá trình thực hiện rất khó khăn. Nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế và chưa đầy đủ. Đó là các khái niệm về khu dân cư, chăn nuôi nhỏ lẻ,… hay các quy định về loa phát thanh chim yến, biện pháp xử lý rác thải, mật độ chăn nuôi, nguồn cung cấp nước cho khu vực chăn nuôi… chưa rõ, khiến việc thực thi thực tế gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi.

Một số quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn không phù hợp với thực tiễn. Điển hình như quy định về chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi có thể nói là gây khó dễ, tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thực chất quy chuẩn là để quản lý chất lượng mà quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y đã có những quy định khác cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới cũng không có quy định này.

Về lĩnh vực quản lý thuốc bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết, Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng được ban hành từ đầu năm để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, với lý do chưa tổ chức họp Hội đồng tư vấn nên chưa ban hành được Danh mục. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức, cá nhân.

Sau khi lắng nghe tất cả các ý kiến từ phía đại điện các hiệp hội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết qua buổi làm việc hôm nay đã nắm bắt được những vấn đề mới, phát sinh và bổ sung vào danh sách rà soát, xử lý và trình Chính phủ tới đây. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các Hiệp hội tiếp tục lấy ý kiến các thành viên, sau đó có văn bản đề xuất, góp ý với Bộ NN-PTNT những vấn đề cần sửa đổi để hoàn thiện các văn bản pháp luật. Bộ NN-PTNT sẽ căn cứ vào đó và tiếp thu, chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, sửa đổi.

V.A (tổng hợp)
https://www.mard.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay12,734
  • Tháng hiện tại536,066
  • Tổng lượt truy cập83,592,061
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây